NHỔ RĂNG KHÔN NHỮNG BIẾN CHỨNG NGUY HIỂM CÓ THỂ GẶP PHẢI.
Răng khôn hay còn gọi là răng số 8, chiếc răng mọc cuối cùng trong cung hàm ở độ tuổi từ 18 đến 25.
Hình ảnh khách hàng sau nhổ răng khôn tại Nha Khoa Thùy Anh Thái Nguyên
Răng khôn khi mọc ngoài đau, răng khôn biến chứng còn là nguyên nhân của hôi miệng, dắt răng, nhiễm trùng, hỏng răng bên cạnh, thậm chí chấn thương mô lợi gây ra những vết bạch sản tiền ung thư.
Nhổ răng khôn vì vậy có nhiều lợi ích, tuy nhiên trong những video của chương trình Nha Khoa Cho Mọi Người chúng tôi đã chia sẻ điều trị y khoa luôn có lợi ích và biến chứng song hành, hiểu về biến chứng thì nó cũng quan trọng như khi mình hiểu về lợi ích vậy.
Ở một số đất nước có nền xã hội minh bạch, các nhà quản lý và đào tạo y khoa khuyến khích thực hành y khoa theo evidence based nghĩa là Y Học thực chứng. Y học thực chứng nhấn mạnh tầm quan trọng của bệnh nhân khi họ được tham gia vào các kế hoạch điều trị do nha sĩ tư vấn, ngoài ra họ có quyền được biết tất cả các thông tin về căn bệnh của mình, có quyền từ chối điều trị nếu không bị thuyết phục.
Nha sĩ cũng phải đưa ra các bằng chứng có độ mạnh nhất định để nói với bệnh nhân rằng, cách mà tôi áp dụng cho bạn đã có các nghiên cứu chứng minh về tính hiệu quả, bác sỹ phải chỉ định theo những guideline đáng tin cậy chứ không được thử nghiệm suy nghĩ chủ quan của mình trực tiếp trên bệnh nhân. Trước khi nhổ nha sĩ đưa cho bệnh nhân một mẫu consent form trong đó liệt kê hết tất cả các biến chứng, tác dụng phụ không mong muốn nhằm minh bạch hóa điều trị y khoa.
Ở Việt Nam chúng ta thì nhiều khi các nha sĩ dấu ngẹn đi các biến chứng, những quảng cáo đại loại như:
+ Nhổ không có biến chứng gì đâu.
+ Nhổ răng không đau, không sưng, không chảy máu.
Những khẳng định trên là hoàn toàn không chính xác.
Việc nhổ răng khôn quả thực hiện nay an toàn, các biến chứng là rất ít, nếu so sánh lợi ích thu được với các rủi ro thì lợi ích là vô cùng to lớn. Nhưng điều đó không có nghĩa nó không có biến chứng.
Trước khi điều trị, bác sỹ cần tư vấn cho bệnh nhân thật kỹ, kỹ như khi giáo sư giảng bài cho sinh viên ở trên giảng đường vậy. Bệnh nhân cần phải biết tất cả các lợi ích & nguy cơ.
Hiện nay có một số công cụ hỗ trợ nhổ răng như máy siêu âm piezotome, thuốc nội khoa, các dụng cụ phẫu thuật sắc bén… giúp giảm thiểu sang chấn, tuy nhiên các biến chứng vẫn hiện hữu, không có chuyện nhổ có hỗ trợ bằng máy siêu âm là hết sạch biến chứng như nhiều quảng cáo trên internet. Người dân đôi khi có quá nhiều những mối quan tâm liên quan đến cơm áo gạo tiền trong cuộc sống nên họ không thể đủ thời gian để tìn hiểu thật kỹ thông tin trước khi quyết định mua các gói điều trị y học. Chính vì vậy nhiều quảng cáo lợi dụng tính cả tin này để đánh tráo khái niệm và trục lợi.
Nhổ răng khôn là 1 phẫu thuật trong miệng vì vậy có thể có những biến chứng về phẫu thuật đặc thù cũng như những biến chứng riêng biệt khác như sau:
Nhổ răng khôn những biến chứng có thể gặp phải.
Biến chứng liên quan đến việc gây tê
+ Dị ứng, ngộ độc, shock thuốc tế:
Các bạn có thể dễ dàng tìm thấy rất nhiều bào báo liên quan đến tử vong khi đi nhổ răng khôn. Phần lớn những bệnh nhân này chết do ngộ độc – dị ứng với thuốc tê.
Đây là biến chứng ít gặp, tuy nhiên khi gặp nếu không được phát hiện xử lý kịp thời có thể dẫn đến những hậu quả nặng nề như bại não, thậm trí là chết.
Nhiều trường hợp phản ứng shock phản vệ diễn ra rất nhanh chóng, nặng nề và không thể cấp cứu được.
Biến chứng ngộ độc, shock thuốc tê liên quan đến thuốc tê và không liên quan nhiều đến trình độ hay khả năng của nha sĩ. Những biểu hiện của việc dị ứng, ngộ độc hay shock thuốc tê là:
Sau khi tiêm tê, bệnh nhân bị hoa mắt, chóng mặt, ù tai, tê bì đầu chi, rối loạn vị giác, lú lẫn, buồn ngủ, vã mồ hôi, lơ mơ, co giật, chân tay lạnh, huyết áp tụt, khó thở…
Trong quá trình tiêm, thầy thuốc cần liên tục hỏi bệnh nhân về cảm giác của họ, nếu có dấu hiệu nghi ngờ có nhiễm độc thuốc, cần ngay lập tức ngừng tiêm.
Những trường hợp nặng, người bệnh có thể co giật, mất ý thức, hôn mê, suy hô hấp và ngừng thở.
Khi phát hiện ra các triệu chứng kể trên bác sỹ cần:
Ngưng ngay việc gây tê.
Cấp cứu cho bệnh nhân thật nhanh theo phác đồ của bộ y tế.
Gọi cấp cứu đưa bệnh nhân đến khoa cấp cứu và chống độc khẩn cấp.
Không những phẫu thuât răng khôn mà bất cứ phẫu thuật nào có sử dụng thuốc tê hoặc thuốc gây mê đều có biến chứng liên quan đến ngộ độc và shock.
Cách dự phòng biến chứng: Cần chuẩn bị đầu đủ các thuốc chống shock, và các kỹ năng phản ứng nhanh khi ngộ độc, shock thuốc tê xẩy ra. Bạn hoàn toàn có quyền yêu cầu nha sĩ đưa các dụng cụ chống shock ra vị trí dễ thao tác cạnh ghế răng mà bạn sẽ được nhổ răng để tác nghiệp khi có bất cứ triệu chứng bất thường nào.
Khai thác kỹ tiền sử dị ứng của bệnh nhân, tiêm thuốc chậm và liên tục theo dõi phản ứng. Sau khi nhổ răng nên lưu bệnh nhân ở lại phòng nha khoảng 15 – 30 phút để theo dõi thêm.
Bạn cũng cần tìm đến các phòng nha lớn, uy tín. Việc nhổ răng có thể là như nhau ở các cơ sở đối với các răng tiên lượng dễ, nhưng khi lỡ sẩy ra biến chứng thì các cơ sở có chuyên môn tốt, cơ sở vật chất tốt sẽ phản ứng nhanh hơn và có khi chỉ hơn nhau trong 1 tích tắc là đã rất khác biệt rồi.
+ Biến chứng chảy máu
Biến chứng này có thể gặp trong khi nhổ răng hoặc chảy máu hậu phẫu.
Chảy máu trong khi nhổ răng thường khi nhổ phải chiếc răng có khối u máu ở dưới, với trường hợp này nha sĩ cần lập tức đặc chiếc răng trở lại huyệt ổ răng và ép chặt để cầm máu, vì với khối u máu ở dưới thì việc khâu cầm máu là rất khó khăn, việc sử dụng sáp xương có thể sẽ rất hữu ích.
Đối với các răng khôn hàm dưới gần giải phẫu ống răng dưới trong đó có nhánh động mạch ống răng dưới, nếu bác sỹ không khảo sát kỹ trên phim x-quang hoặc quá trình nhổ răng thô bạo cũng có thể làm rách mạch máu này và khiến việc chảy máu dữ dội.
Nhổ răng khi còn viêm đau (còn gọi với thuật ngữ chuyên môn là nhổ răng nóng), chảy máu cũng sẽ nhiều và khó cầm hơn.
Nhổ răng khôn những biến chứng có thể gặp phải.
Thứ 2, là chảy máu sau khi phẫu thuật, tức là các bạn về nhà.
Nhiều bạn có bệnh lý liên quan đến máu khó đông, cũng khiến cho việc cầm máu khó khăn, các bạn thường sẽ phải ép gạc lâu hơn bình thường. Khi nhổ răng các bạn cần cho nha sĩ biết về tiền sử các vấn đề về máu hoặc đại loại như, các vết thương trước đây có khó cầm máu không? Tiền sử các bệnh liên quan đến máu đông máu chảy?.
Các bạn cũng cần lưu ý, sau nhổ răng bạn cần cắn gạc đủ thời gian, có thể thời gian cắn gạc lên đến vài tiếng, khi cắn các bạn hạn chế khạc nhổ, mút chíp, súc miệng, hút thuốc hay làm lỏng miếng gạc, Như vậy thì mới hỗ trợ cho cục máu đông hình thành và định hình ổn định. Sau 24h có thể có dính tý máu hòa cũng nước bọt rất loãng, như vậy là bình thường. Tuy nhiên nếu máu thấm đẫm miếng gạc, máu tươi chảy không ngừng thì là bất thường.
Chảy máu trong phẫu thuật nhổ răng khôn có thể khiến bệnh nhân khá hoang mang, nhưng việc cấp cứu thì thường không khó và nằm trong sự tiên lượng của thầy thuốc.
+ Biến chứng nhiễm trùng.
Biến chứng nhiễm trùng có thể khu trú tại chỗ hoặc lan ra toàn thân.
Nguyên nhân nhiễm trùng sau nhổ răng có rất nhiều như .
+ Quá trình nhổ răng không đảm bảo vô khuẩn.
+ Sau khi nhổ răng bệnh nhân sờ tay hoặc để nhiễm bẩn vết thương, vì dụ như thức ăn rơi vào huyệt ổ răng…
+ Nhiều trường hợp bệnh nhân có vấn đề về suy giảm kháng thể, và dễ nhiễm khuẩn.
Các biến chứng nhiễm trùng tại chỗ như :
+ Viêm huyệt ổ răng: thường xẩy ra vào khoảng ngày thứ 3 trở lên sau phẫu thuật, bạn sẽ bị đau nhiều, âm ỉ, có khi bốc lên tận đầu, đi kèm là mùi hôi khó chịu từ vị trí nhổ răng bốc lên. Điều đặc biệt là có thể những ngày đầu bạn không đau mấy, nhưng bắt đầu từ ngày thứ 3 thì đau dữ dội. Nguyên nhân có thể do cục máu đông không hình thành hoặc thức ăn rớt vào trong huyệt ổ răng, nhiễm khuẩn xung quanh vết mổ, bệnh nhân lớn hơn 25 tuổi, ca nhổ răng phức tạp...Nhiều tác giả khuyên bệnh nhân nên sử dụng các nước súc miệng có chlorhexidine để hạn chế nguy cơ viêm huyệt ổ răng.
+ Nhiễm trùng lan tỏa như các viêm mô tế bào, thậm chí nhiễm trùng máu.
Điều trị và dự phòng:
Cần phẫu thuật trong phòng phẫu thuật với các dụng cụ được vô trùng cẩn thận.
Uống thuốc kháng sinh đầy đủ theo hướng dẫn của nha sĩ
Cần đến nha sĩ tái khám thì phát hiện ra những dấu hiệu nhiễm trùng bất thường.
+ Tổn thương dây thần kinh
Ngày xưa có nhiều quan niệm cho răng nhổ răng khôn thì bị thần kinh, thần kinh mà mọi người ý niệm đây là bệnh tâm thần, nhận thức bị rối loạn. Thực tế điều đó là không đúng. Việc nhổ răng khôn không có liên quan gì đến những thương tổn bệnh lý ở hệ thần kinh trung ương gây ra bệnh tâm thần cả.
Tổn thương thần kinh ở đây là nói đến dây thần kinh ống răng dưới, dây lưỡi, khiến bạn có thể bị tê, nóng rát hoặc mất cảm giác môi – lưỡi, vùng nhỏ của xương hàm dưới tạm thời hay vĩnh viễn. Nó cũng không hề ảnh hưởng đến chuyển động lưỡi, phát âm, không gây biến dạng hay phù nề mặt.
Đây thần kinh ống răng dưới có thể quan sát thấy trên phim x-quang 2 chiều hoặc 3 chiều. Tổn thương thần kinh đôi khi không thể tránh được do đặt trưng giải phẫu của chân răng phức tạp và sự chèn ép hậu phẫu không thể kiểm soát. Hoặc đôi khi chỉ gây tê thôi mà bệnh nhân cũng bị đâm kim trúng vào dây thần kinh.
Thực tế ra, tổn thương thần kinh cũng chỉ gây cảm giác tê bì, rát thường là tạm thời, cũng có trường hợp vĩnh viễn. Tuổi cao cũng là 1 yếu tố nguy cơ vì có sự bồi đắp cement chân răng theo tuổi làm chân răng dài ra và nằm sát ống thần kinh hơn.
Xin nhắc lại tổn thương thần kinh ở đây là dây thần kinh tại chỗ không hề liên quan gì đến thần kinh trung ương, nên bạn không thể bị tổn thọ hay bị điên sau khi nhổ răng khôn được. Cũng không có liên quan gì đến trí nhớ của bạn.
Dự phòng và xử lý:
Cần chụp phim kiểm tra kỹ vị trí chân răng và vị trí ống thần kinh răng dưới. Những trường hợp chân răng đi cắt ngang qua dây thần kinh thì bệnh nhân cần được thông báo và chuẩn bị cho tình huống sẽ bị tê bì kéo dài sau nhổ.
Tổn thương thần kinh hiện nay có thể điều trị bằng các thuốc kháng viêm corticoid liều cao, vitamin B12, và tập vận động vật lý trị liệu để thúc đầy quá trình hồi phục.
+ Thủng xoang hàm
Có thể xẩy ra khi nhổ các răng khôn hàm trên, xoang hàm trên đôi khi nằm gần các chân răng hàm trên hoặc động tác nhổ thô bạo đẩy chân răng vào xoang.
Với những trường hợp chân răng nằm sát hoặc nằm trong xoang, thì nguy cơ thủng xoang sau nhổ là cực kỳ cao.
Khi chân răng bị lọt vào xoang hàm, với những chân răng có kích thước nhỏ, có thể theo dõi thêm nếu không có biến chứng gì đặc biệt thì không cần mổ lấy.
Nếu chân răng có kích thước lớn thì cần lấy chân răng theo lỗ thủng hoạc mở cửa sổ xương phía bên để hút chân răng ra. Tránh trường hợp ổ viêm do chân răng rớt vào xoang lan rộng và gây viêm xoang mãn tính.
+ Nhổ sót chân răng
Nhổ sót chân răng chỉ được chẩn đoán dựa trên X-quang hoặc khi có các biến chứng viêm nhiễm xẩy ra.
Nha sĩ cần cố gắng tiên lượng cuộc nhổ thật tốt, lấy hết phần chân răng ra khỏi xương hàm, tuy nhiên thỉnh thoảng ở các vị trí giải phẫu phức tạp như gần các mạch máu và thần kinh lớn, mà so sánh việc lấy bỏ chân răng có thể gây ra xâm lấn nhiều tổ chức xung quanh, thì nha sĩ sẽ cân nhắc để lại chóp và theo dõi định kỳ.
Nhổ răng khôn những biến chứng có thể gặp phải- Nha khoa Thùy Anh Thái Nguyên.
+ Không há được miệng
Há miệng hạn chế sau nhổ răng còn được bến đến với thuật ngữ chuyên môn là trimus, bình thường thì biên độ há miệng tối đa của người khoảng 35mm, nếu biên độ há miệng dưới con số này thì là há miệng hạn chế. Há miệng hạn chế gây ra các khó khăn về ăn uống, phát âm, vệ sinh răng miệng, nuốt…
Nguyên nhân gây co khít hàm sau khi nhổ răng
+ Quá trình nhổ gây ra nhiều sang chấn
+ Do viêm nhiễm, viêm có thể chỉ đơn giản gây ra trog quá trình gây tê, hoặc trong quá trình nhổ.
+ Bệnh nhân có vấn đề về khớp Thái Dương Hàm:
Khi có hạn chế há ngậm miệng, bạn sẽ được điều trị theo thứ tự sau đây
+ Chế độ ăn mềm
+ Không vận động hàm vào vùng đau cho đến khi viêm giảm xuống
+ Sử dụng những dụng cụ tập vận động hàm, tuy nhiên chỉ tập khi viêm đã giảm, khoảng 1-2 tuần sau khi nhổ răng.
+ Dùng thêm các thuốc kháng sinh, giãn cơ như Benzodiazepines
Thường thì há miệng hạn chế chỉ là tạm thời sau đó sẽ cải thiện dần và hoàn toàn bình thường, tuy nhiên cũng cần một số lưu ý như há miệng hạn chế do bệnh uốn ván hay há miệng hạn chế do trật đĩa khớp không hồi phục, khi đó cần chuyển sang chuyên khoa khác để điều trị.
+ Chườm nóng khoảng 15 – 20 phút mỗi giờ đồng hồ để tăng tưới máu, tăng vận mạch.
Viêm xương
Tức là sau khi nhổ răng, huyệt ổ răng không thể lành, phần xương hàm lộ ra ngoài. Biến chứng này rất hiểm gặp có thể xuất hiện trong những trường hợp bệnh nhân được đặt asen điều trị tủy trước khi nhổ răng, hoặc bệnh nhân có ung thư xương hàm, đang xạ trị.
Để điều trị biến chứng này, bệnh nhân sẽ được chẩn đoán các yếu tố toàn thân, nạo phần xương bề mặt hoại tử, hoay vạt để đậy kín vết thương tạo điều kiện cho lành thương.
Tổn thương răng bên cạnh hoặc gãy vỡ xương hàm do động tác nhổ răng thô bạo, không đúng hướng lực.
Nhổ răng khôn uy tín- Nha Khoa Thùy Anh Thái Nguyên
Đôi khi răng bị mọc lệch, đâm sang răng bên cạnh, bác sỹ cần cắt giải phóng điểm kẹt, nếu không giải phóng hết điểm kẹt mà vẫn thực hiện động tác bẩy thì có nguy cơ tổn thương răng bên cạnh hoặc thậm chí nhỏ cả răng bên cạnh lên.
Nguyên nhân khác có thể là nha sĩ đặt điểm bẩy sai, khiến răng bên cạnh lung lay, viêm tủy đau nhức dữ dội.
Biến chứng gãy xương hàm là rất hiếm khi xẩy ra, nguyên nhân có thể là do nha sĩ dùng lực thô bạo, hoặc xương hàm có những khối u bên trong khiến cấu trúc xương hàm yếu đi.
Ngoài những biến chứng lớn kể trên thì có rất nhiều các biến chứng nhỏ khác, ví dụ như :
+ Đau, có thể 1 hoặc vài ngày đầu sau nhổ. Để giảm đau bạn sẽ được kê 1 số loại thuốc giảm đau và chống viêm, bạn nên sử dụng thuốc giảm đau sau khi hết thuốc tê và bắt đầu có những cơn đau đầu tiên.
+ Các dị ứng với thuốc kháng sinh, kháng viêm: những dẫu hiệu điển hình của dị ứng thuốc là ngứa, mẩn đỏ, tức ngực khó thở. Bạn cần thông báo với bác sỹ để chuyển loại thuốc.
+ Sưng đau 3-4 ngày sau nhổ, có thể hạn chế bằng cách chườm đá, bạn nên quấn đá bằng 1 chiếc khăn, và chườm nhẹ lên vùng nhổ. Không nên chườm đá trực tiếp và đặt cố định quá lâu tại 1 điểm trên da mặt, vì những giờ đầu có thuốc tê, da bạn có thể bị mất cảm giác việc chuồm quá lâu có thể gây ra bỏng lạnh.
+ Bầm tím: Bạn có thể bị bầm tím hoặc đổi màu da tại vị trí da mặt tương ứng với vị trí nhổ răng. Vết bầm thường xuất hiện ở ngày thứ 2 hoặc thứ 3. Để dự phòng bạn có thể chườm nóng sau 1 ngày rưỡi nhổ răng (36 giờ) để tăng vận mạch.
+ Khô, nẻ môi – khó nuốt: Có thể trong quá trình nhổ răng bạn phải há quá to, làm căng vùng khỏe mép, bạn có thể được nha sĩ bôi vatheline hoặc thoa 1 số loại kem dưỡng ẩm để tránh biến chứng này. Khó nuốt thường sẽ tự khỏi sau 1 vài ngày, bạn cũng có thể thúc đẩy nhanh quá trình lành thương bằng cách uống mật ong, tỏi như cách làm dân gian.
+ Trật khớp nhai: Việc há miệng quá lâu hoặc động tác nhổ răng thô bạo có thể gây trật khớp nhai, hoặc đôi khi khớp nhai của bạn bị lỏng, nên chỉ cần há lớn là đã tự động bị trượt. Nha sĩ sẽ nắn lại khớp và có thể sử dụng thêm các loại băng cầm đầu để điều trị loại biến chứng này.
+ Cắn môi dưới do tê bì sau khi về nhà…
Do sau khi về nhà bạn vẫn còn thuốc tê, môi có thể hơi bì bì, nhiều bạn thích cảm giác cắn cắn vào môi, do còn thuốc tê không có cảm giác chuẩn nên thậm chí cắn chảy máu. Bạn cần ý thức được điều này, biến chứng này hoàn toàn phụ thuốc vào ý thức của bệnh nhân.
Khi nghe về biến chứng nhổ răng, có thể làm các bạn chùn bước trước khi quyết định tới nha sĩ. Thực tế ra những biến chứng có thể xẩy ra nhưng tỷ lệ gặp phải là cực kỳ ít và hầu hết các biến chứng đều được các nha sĩ dự phòng và xử lý được. Cũng có nhiều bệnh nhân có cơ địa tốt, sau nhổ thì hoàn toàn không có vấn đề gì. Chúng tôi gặp rất nhiều các trường hợp bệnh nhân sau nhổ răng feedback lại Không sưng – không đau – đi làm ngay hôm đó.
Bạn thấy đấy, nhổ răng khôn gây hại thì có nhiều lợi ích to lớn. Không chỉ trên bộ răng mà còn cho sức khỏe toàn thân. Hiện nay với sự hiểu biết sâu rộng về kỹ thuật, tiến bộ về vật liệu và công cụ hỗ trợ thì việc nhổ răng thường diễn ra nhanh, ít sang chấn và cũng ít đau, ít sưng hơn trước. Trải nghiệm nhổ răng đã trở nên rất đơn giản và dễ chịu.
Khi có vấn đề về răng khôn các bạn nên đến gặp nha sĩ tại một cơ sở nha khoa uy tín để được thăm khám và có những hướng điều trị phù hợp và hiệu quả. Chúc các bạn có một sức khỏe răng miệng tốt.
Nhổ răng khôn những biến chứng có thể gặp phải.