VẤN ĐỀ Ê BUỐT RĂNG
Vấn đề ê buốt răng nguyên nhân và cách khắc phục
Ê buốt răng và đau răng khác nhau như thế nào?
Đau răng là đau tự nhiên, đau thành từng cơn hoặc liên tục, đau có thể giật lên thái dương hay âm ỉ tại chỗ.
Ê buốt răng thì nhẹ hơn là tình trạng nhạy cảm ngà hay ê buốt chân răng hay gặp khi răng chúng ta tiếp xúc với các đồ nóng, lạnh.toàn cầu 8 -57% dân số bị ê buốt răng (như vậy khoảng 3 người thì có 1 người bị ê buốt răng) , độ tuổi 25-55 tuổi trở lên, nam nhiều hơn nữ. Đa số Thường âm thầm chịu đựng, tự khỏi nhưng dễ tái phát, làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
1. Ê buốt răng do những nguyên nhân nào gây ra: Ê buốt ở răng lành mạnh hay gặp khi các bạn sử dụng các tác nhân kích thích nóng lạnh quá mức, đó là phản ứng tốt để biết chúng ta vừa tiếp xúc với các thức ăn quá mức chịu đựng. Và nó hoàn toàn tự nhiên, không cần điều trị gì.
Răng cấu tạo gồm 3 thành phần Men phía ngoài, rồi đến ngà và tủy. Một chiếc răng lành mạnh thì các thành phần này không bị tổn thương, ngược lại khi chiếc răng bị tổn thương thì sẽ gây ê buốt. Ê buốt cần điều trị thường do những nguyên nhân sau:
- Thức ăn đồ uống chứa quá nhiều acid làm mất lớp men răng, những người làm nghề thử rượu hoặc thổi thủy tinh…hay bị mòn răng hóa học như này.
- Chải răng không đúng cách làm mài mòn răng, ví dụ như chải ngang và chải quá mạnh.
- Sâu răng không được điều trị và tiến triển phá hủy ngà răng.
- Do cách làm răng giả không kín khít bị hở, nhiều bạn ê buốt kéo dài sau khi làm răng sứ.
- Do nghiến răng không kiểm soát làm mòn răng.
- Do bệnh viêm quanh răng gây tụt nướu làm hở chân răng, rất hay gặp ở người già.
Tất cả các nguyên nhân này sẽ làm lộ lớp ngà răng, hoặc cement chân răng, có chứa hàng nghìn ống nhỏ li ti chỉ quan sát đc bằng kính hiển vi. Những ống ngà này kết nối từ bề mặt men răng xuyên qua ngà răng đến trung tâm thần kinh của răng. Trong ống ngà chứa các chất dịch lỏng. khi chúng ta ăn, uống những đồ ăn nóng hoặc lạnh chất dịch lỏng trong ống ngà nhỏ li ti này sẽ di chuyển và kích thích các sợi thần kinh trong gây buốt răng.
2. Ê buốt răng có điều trị được không, và điều trị như thế nào?
Ê buốt răng hoàn toàn điều trị được dứt điểm nếu các bạn phát hiện sớm và đc điều trị kịp thời, kế hoạch điều trị thì phụ thuộc vào tình trạng ê buốt của các bạn, nguyên nhân gây nên, các bạn cần gặp nha sĩ để đc tư vấn cách điều trị cụ thể nhé. sau đây mình sẽ đưa ra kế hoạch điều trị cơ bản.
Đối với các bạn chưa bị ê buốt răng bao giờ, các bạn đừng vội tự tin răng mình không sao nhé, các bạn cần đi khám định kì răng miệng để đc bác sĩ thông báo về tình trạng răng miệng hiện tại, để được tư vấn về các chải răng đúng cách, sử dụng các kem chải răng chống ê buốt hay tư vấn về cách sử dụng các đồ ăn thức uống.
Đối với các bạn đã ê buốt:
Đầu tiên bác sĩ đưa cho bạn hướng điều trị tốt nhất, việc gặp nha sĩ còn ý nghĩa hơn nếu tình trạng ê buốt của bạn không phải nhạy cảm ngà hay ê buốt chân răng mà là một vấn đề khác nặng nề hơn. Để điều trị ê buốt răng bác sĩ sẽ hướng dẫn các bạn sử dụng kem chải.
-
Răng có độ mài mòn thấp đặc hiệu cho răng nhạy cảm, loại kem này làm giảm ê buốt nếu bạn đánh răng hai lần một ngày. Bên cạnh đó laoij kem này cũng có chứa fluor giúp bảo vệ và phòng sâu răng tốt hơn. Nếu nặng nề hơn, bác sĩ sẽ loại bỏ nguyên nhân ê buốt ngay tại phòng nha:
-
Làm máng nhai chống nghiến cho các bạn bị nghiến răng. Nghiến răng là hoạt động nghiến hay siết chặt hai hàm răng lại với nhau mà không có chủ đích do sự co cơ của hệ thống nhai. Nó là một bệnh khá phổ biến, xảy ra cả ở trẻ em và người lớn, chủ yếu lúc ngủ đôi khi cả lúc thức. nghiến răng gây ra nhiều hậu quả, trong đó có ê buốt răng. Một trong những phương pháp điều trị nghiến răng là làm máng nhai chống nghiến, đây là 1 điều trị phổ biến trên thế giới vì nó giúp giãn cơ, giảm tình trạng co thắt của các cơ nhai, bảo vệ hàm răng không bị gãy vỡ, di chuyển vị trí lồi cầu xương hàm dưới vào vị trí thích hợp. chi phí của làm máng nhai không cao nhưng đòi hỏi phải có sự kiên trì của người bệnh, hợp tác cùng bs để điều trị đc hiệu quả nhất.
-
Vệ sinh răng miệng cho các bạn bị viêm quanh răng gây tụt nướu, tùy tình trạng tụt nướu mà có kế hoạch điều trị cụ thể. Các ban còn trẻ nên khám và lấy cao răng định kì. Đối với các bác lớn tuổi chúng ta cũng phải thăm khám sức khỏe định kì, để kiểm soát cả những bệnh toàn thân mà có nguy cơ làm diễn tiến nhanh bệnh lý quanh răng như bệnh tiểu đường, bệnh tim mạch, huyết áp…
-
Hàn các lỗ sâu răng chưa đến tủy, hàn cổ răng bị mòn bằng các vật liệu không gây kích thích tủy răng. Đối với các răng sâu, răng mòn cổ chỉ tổn thương lớp men răng, còn cách xa tủy răng thì tùy trường hợp mà chúng ta chọn loại vật liệu hàn cho phù hợp. còn đối với những răng đã sâu, mòn sát tủy chúng ta cũng phải sử dụng vật liệu hàn không kích thích tủy răng và thường chúng ta sẽ phải theo dõi tủy những răng đó, nếu có cơn đau ta sẽ phải lấy tủy và chụp để bảo vệ răng.
-
Làm lại các cầu, chụp răng bị hở.
-
Ngoài ra tình trạng ê buốt răng do lộ lớp cement chân răng còn có thể được điều trị bằng các phẫu thuật nha chu, như đẩy vạt về phía thân răng, ghép lợi…
3. Phòng ngừa ê buốt răng như thế nào cho hiệu quả.
Các bạn hãy cẩn thận khi chải răng và đặc biệt tránh chải răng ngay sau khi thưởng thức những món ăn hoặc đồ uống nhiều acid như nước ngọt có ga, rượu, nước trái cây,… vì acid sẽ khiến việc chải răng bào mòn men răng nhanh chóng. (tốt nhất nên chải răng sau khi ăn 30 -45 phút)
Cách chải răng cũng rất quan trọng, chải răng quá mạnh cũng sẽ khiến men răng hư tổn nhanh chóng. Thường xuyên kiểm tra nha khoa định kỳ để sớm phát hiện răng nhạy cảm.
Chi phí điều trị: phụ thuộc vào tình trạng ê buốt của các bạn, nếu chúng ta điều trị sớm thì chi phí điều trị rất thất và tiết kiệm thời gian, nếu chúng ta để lâu thì tăng chi phí và tăng thời gian điều trị.
Bản quyền thuộc Nha Khoa Thùy Anh, quý vị đăng lại xin trích rõ nguồn.