• Liên kết mạng xã hội với Nha khoa Thùy Anh để cập nhật tin tức nhanh nhất.
Nha khoa Thùy Anh Nha khoa thẩm mỹ 0975.814.662

LƯU Ý VỀ CHẾ ĐỘ ĂN UỐNG VÀ CHĂM SÓC RĂNG MIỆNG TRONG DỊP TẾT CHO NGƯỜI NIỀNG RĂNG

 

LƯU Ý VỀ CHẾ ĐỘ ĂN UỐNG VÀ CHĂM SÓC RĂNG MIỆNG TRONG DỊP TẾT CHO NGƯỜI NIỀNG RĂNG


 

Thời điểm Tết hầu hết các nha khoa đều sẽ tạm dừng làm việc nên nếu muốn thăm khám răng miệng nói chung và giải quyết các vấn đề liên quan của bệnh nhân đang thực hiện chỉnh nha nói riêng sẽ không được thuận tiện như các thời điểm khác trong năm. Vì thế, chúng ta cũng cần trang bị cho mình những kiến thức cơ bản để chăm sóc cho “nụ cười sắt” của mình và biết cách xử trí khi những tình huống bất ngờ xảy ra. Vậy hãy cùng tìm hiểu xem những lưu ý đó là gì trong bài viết hôm nay của Nha khoa Thùy Anh nhé

 

Người niềng răng nên ăn và không nên ăn gì trong dịp Tết?

 

Tết là dịp có vô vàn món ăn ngon sẽ được bày biện để chúng ta thưởng thức, Tuy nhiên để tránh những tình huống bất ngờ có thể xảy đến như bong, tuột mắc cài đối với niềng răng mắc cài hay biến dạng khay đối với niềng trong suốt invisalign khiến cho những ngày tết mất vui thì bạn cần đặc biệt chú ý chế độ ăn uống của bản thân vì có thể tác động đến quá trình kéo và sắp đều răng.


 

Không chỉ riêng gì dịp Tết mà tất cả các thời điểm sau khi bắt đầu vào quá trình niềng răng, chúng ta nên ăn các thực phẩm mềm, lỏng và dễ nhai như: các món súp, cơm mềm, các món ăn được chế biến chín mềm, sữa và các chế phẩm từ sữa...để cung cấp đủ chất dinh dưỡng, tránh tình trạng sụt cân hay hóp má khi niềng răng.


 

Bên cạnh đó người niềng răng cũng nên bổ sung thêm vitamin và chất xơ để cân bằng với lượng chất đạm và chất béo nạp vào cơ thể từ hoa củ quả, các loại rau xanh. Tuy nhiên, cần chú ý cắt nhỏ hoặc xay nước ép, sinh tố để dễ dàng trong việc ăn nhai.



 

Cùng với những thực phẩm, thức ăn được khuyên nên sử dụng, sẽ có những món ăn được coi là “tối kỵ” với người niềng răng trong dịp Tết. 


 

Trước tiên cần kể đến nhóm thức ăn cứng, dính và dẻo như: các loại hạt, kẹo cứng, bánh chưng, chân gà, sụn sườn... khi ăn những loại này người niềng răng phải dồn rất nhiều lực nhai và sức cắn để có thể tiêu thụ chúng, điều này rất dễ khiến mắc cài bị bong tuột hay răng sai lệch vị trí. Chúng ta cũng nên tránh thực phẩm được chế biến quá lạnh hoặc quá nóng vì chúng rất dễ kích thích răng, riêng với niềng răng bằng máng niềng trong suốt còn có thể gây biến dạng khay.


Kế đó là nhóm thức ăn, thức uống dễ bám màu như trà, cà phê, rượu vang,... bởi những khí cụ đeo trong miệng rất khó để vệ sinh, một khi mắc cài hay máng niềng bị bám màu mà không biết khắc phục đúng cách sẽ khiến răng bị đổi màu theo.

Đặc biệt, hội đồng niềng cũng phải tránh nhóm đồ ăn chứa nhiều đường như: các loại mứt, kẹo, socola, bánh ngọt, nước ngọt…bởi sẽ có nguy cơ gây ra sâu răng và nhiều bệnh lý răng miệng khác trong quá trình niềng. Nếu phải can thiệp điều trị vừa tốn kém chi phí vừa làm kéo dài thời gian niềng răng.

Bên cạnh đó, người niềng răng cũng luôn cần phải duy trì thói quen ăn chậm, nhai kỹ và cắt nhỏ thức ăn thành những miếng vừa ăn để có thể kiểm soát được lực nhai ổn định của bản thân.



Đâu là thói quen vệ sinh răng miệng đúng cách cho người niềng răng trong dịp Tết?

 

Bên cạnh việc ăn uống đúng cách, người niềng răng cũng cần phải lưu ý đến việc vệ sinh răng miệng. Trong dịp Tết khi tới thăm chúc Tết nhà họ hàng, việc sử dụng đồ ăn ngọt là khó tránh khỏi, việc chúng ta cần phải làm là làm sao để những món đồ ăn này hạn chế tiếp xúc với răng ít thời gian nhất có thể bằng các cách như: uống nước lọc thường xuyên hay chải răng sớm sau khi sử dụng.


Thói quen đánh răng ít nhất 2 lần/ngày cần phải duy trì để khoang miệng luôn được sạch sẽ. Cùng lúc đó người niềng răng có thể kết hợp sử dụng các dụng cụ và sản phẩm hỗ trợ cho quá trình vệ sinh răng miệng như chỉ nha khoa, bàn chải kẽ, máy tăm nước, nước súc miệng...để làm sạch tối đa thức ăn bị mắc lại giữa các kẽ răng và ngăn ngừa mảng bám. 

Việc nhai kẹo cao su không đường cũng được khuyến khích bởi việc làm này sẽ giúp tiết ra nhiều nước bọt giúp rửa trôi đường và axit có nguy cơ gây hại cho răng.



Xử trí như thế nào nếu người niềng răng gặp các sự cố trong dịp Tết

Trong trường hợp mắc cài bị bong, dây cung bị tuột đối với niềng răng mắc cài hay biến dạng khay niềng với niềng răng invisalign trong dịp Tết. Việc đầu tiên bạn cần làm đó là thật bình tĩnh để xử lý. Nếu như chưa ảnh hưởng gì tới khoang miệng bạn như chọc vào má có thể tạm thời bảo quản chúng ở nơi kín đáo và khô ráo và chờ tới khi nha khoa làm việc trở lại sau Tết thì nhanh chóng đến nha khoa để được bác sĩ xử lý.





 

Người niềng răng cũng nên phòng bị sẵn sáp nha khoa bên mình, phòng trường hợp mắc cài bung bạn có thể cuộn một lượng sáp nhất định và vo tròn rồi cố định chúng lên mắc cài bị tuột để khắc phục tạm thời và liên hệ với bác sĩ để được xử lý. Khi ăn uống, để tránh nuốt phải bạn có thể gỡ sáp khỏi răng trước bữa ăn.


Với những thông tin chúng tôi chia sẻ trên đây, hy vọng các bạn niềng răng sẽ áp dụng được để có thể trải qua một cái Tết thật nhẹ nhàng, thoải mái và không gặp bất cứ bất trắc nào!


Phản hồi của khách hàng

Đây chính là "sản phẩm mơ ước" mà tôi mong muốn từ lâu, nay mới có cơ hội để trở thành hiện thực. Về căn bản tôi rất hài lòng với niềm mơ ước đã đạt được. Cảm ơn BS Tùng, cảm ơn các cộng sự của BS, cảm ơn Nha Khoa Thùy Anh đã mang lại cho tôi niềm vui và nụ cười mơ ước này
Chỉnh nha hàm trên 1 năm ở Răng Thùy Anh, tôi thấy chất lượng dịch vụ rất tốt, máy mọc hiện đại. Các anh chị làm rất nhiệt tình, chu đáo mang lại cho tôi hàm răng đẹp, nhai không đau buốt. Giờ tôi rất tự tin khi giao tiếp và nói chuyện với mội người.
Sau nhiều năm mất răng, tôi đã phục hồi lại về độ thẩm mỹ. Tự tin hơn trong giao tiếp, tôi rất hài lòng thái độ phục vụ Nha Khoa Thùy Anh. cảm ơn các bác sỹ và đội ngũ nhân viên tận tụy, nhiệt tình.

Dịch vụ của nha khoa Thùy Anh