• Liên kết mạng xã hội với Nha khoa Thùy Anh để cập nhật tin tức nhanh nhất.
Nha khoa Thùy Anh Nha khoa thẩm mỹ 0975.814.662

XỬ LÝ DÂY CUNG CHỌC VÀO MÁ TẠI NHÀ

 

 

 

 

 

XỬ LÝ DÂY CUNG CHỌC VÀO MÁ TẠI NHÀ

 

 

 

 

 

 

Niềng răng mắc cài là phương pháp thẩm mỹ răng ngày càng được nhiều người biết đến và lựa chọn để hoàn thiện hơn nụ cười của mình. Tuy nhiên trong quá trình niềng răng sẽ khó có thể tránh khỏi trường hợp bạn bị khó chịu khi dây cung chọc má, miệng gây khó chịu. Khi gặp vấn đề như vậy bạn cũng không cần quá lo lắng, bài viết dưới đây Nha Khoa Thùy Anh sẽ chia sẽ để các bạn có thể đối phó với vấn đề này.


 

1.Nguyên nhân nào gây ra dây cung chọc má?

Trong quá trình niềng răng khi có nhiều mắc cài cũng như các khí cụ trong miệng sẽ có thể gây ra sự cọ sát vào má, miệng gây ra những tổn thương nho nhỏ.

 

 

 

Bạn có thể hình dung đơn giản mắc cài được gắn trên bề mặt của các răng và trên bề mặt mắc cài sẽ được thiết kế rãnh để dây cung nằm trong đó. Hai phần này sẽ được kết nối với nhau và được cố định bằng chun, chỉ thép hoặc bằng nắp trượt với mắc cài tự buộc. 

 

 

 

Đối với vùng răng hàm phía trong thường có band hoặc ống tuýp của răng 6 để chốt chặt đuôi dây cung.

 

 

 

 

Thông thường để an toàn bác sĩ sẽ bẻ đuôi dây cung gập lại giúp chúng không bị trôi ra phía trước hoặc cố định bằng composite. Tuy nhiên đôi khi composite cũng có thể bị bong hoặc bác sĩ chưa cắt sát và bẻ gập nên khi các răng bắt đầu di chuyển thì đuôi dây cung bị dài ra và chọc vào má gây khó chịu. Một số ít trường hợp nghiêm trọng hơn còn tạo ra các vết nhiệt, loét gây đau.

 


 

 

 

2. Dây cung đâm vào má có nguy hiểm hay ảnh hưởng đến kết quả chỉnh nha không.

Trong các tình huống niềng răng bị dây cung chọc má sẽ không phải vấn đề quá nghiêm trọng, không gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng về sức khỏe.

 

 

Trường hợp dây cung chọc má nhẹ có thể gây khó chịu do hơi vướng hoặc hơi đau. Trường hợp nặng hơn có thể gây tổn thương hoặc có khi chảy máu. 

 

Lúc này bạn cần có những phương pháp xử lý kịp thời sau đây.

 

 

3. Hướng dẫn xử lý dây cung chọc vào má.

 

Khi gặp phải trường hợp dây cung chọc vào má nếu bạn có thể ngay lập tức hẹn gặp với bác sĩ thì bác sĩ sẽ cắt dây cung thừa và xử lý đầu dây cung tốt cho bạn. Tuy nhiên nếu chưa thể đi ngay thì bạn có thể xử lý tạm thời bằng các phương pháp sau.

 

 

 

 

Sử dụng sáp nha khoa

 

Khi niềng răng mắc cài hẳn bạn nào cũng sẽ biết về sáp nha nha khoa ( sáp chỉnh nha). Sử dụng sáp nha khoa là lựa chọn đơn giản và nhanh chóng nhất để xử lý dây cung chọc má giúp bạn dễ chịu hơn. Vai trò của sáp nha khoa lúc này là ngăn cách giữa dây cung, mắc cài với niêm mạc má, môi bên trong, ngăn chặn việc cọ xát gây tổn thương tạo ra các vết loét. 

 


 

Bạn có thể sử dụng sáp nha khoa qua các bước sau:

 

Bước 1: Chuẩn bị sáp nha khoa

 

Thông thường ngay sau khi bạn gắn mắc cài bạn sẽ đưa cho 1 ít sáp để có thể sử dụng luôn, nếu nha sĩ đưa cho bạn quá ít hoặc bạn chẳng may làm mất thì bạn có thể tìm mua tại một số hiệu thuốc hoặc trên mạng khá dễ dàng, hoặc bạn cũng có thể hỏi nha sĩ vài địa chỉ cụ thể để tiện mua dùng thêm nếu cần.

 

Hầu hết các bạn chỉnh nha mắc cài thời điểm ngay sau gắn niềng răng, bạn chưa quen với việc có những dị vật sắc nhọn bằng kim loại trong miệng nên thời gian này bạn cần sử dụng nhiều sáp nhất.  Sau một thời gian khi đã quen với việc mang khí cụ rồi, môi má cũng trở nên chai sạn và thích nghi tốt hơn thì nhu cầu sáp nha khoa giảm xuống, thậm chí nhiều bạn không cần dùng.

Một điều bạn nên lưu ý đó là sáp nha khoa được dùng trong môi trường miệng và bạn có thể nuốt bất cứ lúc nào, tuy nhiên thông thường sáp nha khoa đều an toàn và k ảnh hưởng đến sức khỏe nếu chẳng may nuốt vào. Việc bạn cần làm chỉ là chọn loại sáp tốt một chút hoặc nhờ sự trợ giúp từ nha sĩ của bạn để có được sản phẩm an toàn.

 

 

Bước 2: Vệ sinh tay sạch sẽ

 

Vì thao tác với sáp được thực hiện trọng miệng nên hãy rửa sạch tay với xà phòng, nước sạch trong vòng ít nhất 20 giây và sát khuẩn, sau đó bạn cần làm khô tay trước khi dùng, việc này sẽ giúp bảo vệ răng miệng bạn khỏi vi khuẩn.

 

 Bước 3: Vệ sinh răng miệng trước khi dùng sáp nha khoa

 

Điều này giúp giảm vi khuẩn trong miệng, giúp sáp nha khoa đứng trên một môi trường sạch sẽ. Nếu bạn không có điều kiện để chải răng trước khi dùng sáp thì bạn hãy cố gắng làm sạch vị trí cần xử lý nhé.

 

Để sáp có thể bám chắc và lâu hơn bạn nên làm khô vị trí dây cung, mắc cài. Để làm khô bạn có thể thổi khô hoặc sử dụng bông, giấy để lau khô trực tiếp.

 

Bước 4: Lấy một ít sáp đủ dùng cho 1 vị trí duy nhất

 

Bạn lấy lượng sáp vừa đủ, sáp mềm dẻo nên bạn có thể vê miếng sáp bằng đầu ngón tay trong khoảng ít nhất là 5s, khi đó nhiệt độ cơ thể sẽ làm miếng sáp hơi mềm ra tí xíu, dễ dàng khi thực hiện thao tác tại vị trí đầu dây cung hay mắc cài hơn. 

 

Sáp có thể bịt kín đầu dây cung thò ra ngoài gây sọc sát má giúp bạn cảm thấy thoải mái ngay lập tức.

 

Bước 5: Thao tác đặt sáp

 

Sau khi đã được vê mềm trên đầu ngón tay lúc này việc của bạn là vê tròn sáp sau đó đưa vào vị trí và miết cho sáp bám chắc vào đầu dây cung, vị trí cuối của dây cung sẽ khó thao tác, bạn có thể dùng ngón trỏ khéo léo miết sáp vào vị trí trong cùng.

Sử dụng ngón tay vê sáp thành hình tròn, sau đó đưa vào và miết vào vị trí bị đau do mắc cài, nếu mắc cài ở tận phía trong răng hàm, thì bạn chỉ dùng ngón trỏ, luồn ngón trỏ vào sâu. Bạn nên cố gắng miết sáp để dàn đều và dính chặt lên mắc cài.

 

Bôi gel nha đam hoặc thuốc tê

 

Một số loại nước nha đam có thể hỗ trợ chữa lành các kích ứng khi bị dây cung đâm vào  giúp điều trị các vết loét hoặc vết cắt trong miệng do dây cung.

 

 

Trước khi thao tác bạn vẫn cần làm sạch tay và khoang miệng, lấy một lượng vừa đủ nha đam và thoa vào vết xước. 

 

Trường hợp dây cung làm bạn đau nhiều mà không thể đến ngay nha khoa mà bạn có gel gây tê bạn cũng có thể sử dụng để hỗ trợ giảm bớt cảm giác khó chịu. Bạn có thể mua Orajel hoặc Anbesol ở các hiệu thuốc. Một ngày bạn có thể bôi 3 đến 4 lần để giảm khó chịu mô mềm bị tổn thương.

 

Sử dụng nước muối ấm

 

Làm sạch khoang miệng bằng nước muối ấm cũng là một lựa chọn tốt để giảm bớt cảm giác khó chịu trong miệng khi  cọ xát vào má. Sử dụng nước muối ấm sau đó ngậm trong miệng khoảng 30s mỗi lần, lặp lại điều này khoảng vài lần cho đến khi bạn cảm thấy miệng dễ chịu hơn.

 


 

 

 

Xử lý dây cung

Dây cung chọc má có thể do quá trình di chuyển răng làm dây cung bị thừa ra mà phần phủ đầu dây cung bị bong tuột, lúc này bạn có thể trao đổi với bác sĩ để tự cắt bỏ đầu dây cung thừa tại nhà bằng kìm cắt móng tay đã được vệ sinh sạch.


 

 

Ngoài ra bạn có thể sử dụng bút chì loại có đầu tẩy, sử dụng đầu có tẩy làm cong đầu dây cung giúp chúng không còn sắc nhọn gây chọc vào má. 

 

Lưu ý việc xử lý dây cung này cần được sự hướng dẫn của bác sĩ để tránh ảnh hưởng đến quá trình niềng răng của bạn bạn nhé.

 

 


 

Phản hồi của khách hàng

Đây chính là "sản phẩm mơ ước" mà tôi mong muốn từ lâu, nay mới có cơ hội để trở thành hiện thực. Về căn bản tôi rất hài lòng với niềm mơ ước đã đạt được. Cảm ơn BS Tùng, cảm ơn các cộng sự của BS, cảm ơn Nha Khoa Thùy Anh đã mang lại cho tôi niềm vui và nụ cười mơ ước này
Chỉnh nha hàm trên 1 năm ở Răng Thùy Anh, tôi thấy chất lượng dịch vụ rất tốt, máy mọc hiện đại. Các anh chị làm rất nhiệt tình, chu đáo mang lại cho tôi hàm răng đẹp, nhai không đau buốt. Giờ tôi rất tự tin khi giao tiếp và nói chuyện với mội người.
Sau nhiều năm mất răng, tôi đã phục hồi lại về độ thẩm mỹ. Tự tin hơn trong giao tiếp, tôi rất hài lòng thái độ phục vụ Nha Khoa Thùy Anh. cảm ơn các bác sỹ và đội ngũ nhân viên tận tụy, nhiệt tình.

Dịch vụ của nha khoa Thùy Anh