• Liên kết mạng xã hội với Nha khoa Thùy Anh để cập nhật tin tức nhanh nhất.
Nha khoa Thùy Anh Nha khoa thẩm mỹ 0975.814.662

KHỚP CẮN SÂU: NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH KHẮC PHỤC TRIỆT ĐỂ - NHA KHOA THUỲ ANH THÁI NGUYÊN

KHỚP CẮN SÂU: NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH KHẮC PHỤC TRIỆT ĐỂ - NHA KHOA THUỲ ANH THÁI NGUYÊN 

Khớp cắn sâu (cắn sâu quá mức) là một trong những dạng sai lệch khớp cắn khá phổ biến. Nhằm giúp bạn có thể nắm rõ nguyên nhân, triệu chứng của tình trạng này, từ đó có thể đưa ra sự lựa chọn đúng đắn về phương pháp khắc phục sớm nhất có thể, tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. 

Nguyên nhân gây khớp cắn sâu 

Khớp cắn sâu là tình trạng răng cửa hàm trên chồng lên quá mức so với răng cửa hàm dưới khoảng 4-10mm khi hai hàm răng ở trạng thái cắn khít, chặt hàm. Nếu độ chùm từ 1-3mm thì được coi là bình thường, còn nếu độ chùm 0mm gọi là cắn đối đầu cũng là một dạng khớp cắn cần điều trị. Và nếu độ chùm âm tức là răng cửa hàm trên nằm bên trong răng cửa hàm dưới thì được gọi là khớp cắn ngược. 

Có thể kể tới một vài nguyên nhân gây nên tình trạng khớp cắn sâu như sau: 

- Răng hàm dưới mọc cụp vào trong 

- Xương hàm trên quá to và dài, xương hàm dưới quá nhỏ và ngắn 

Triệu chứng của khớp cắn sâu

 

Để có thể nhận biết được khớp cắn sâu, có thể kể đến một vài tiêu chí nhận diện như: 

- Đường cong cắn khớp không phẳng   

- Góc môi cằm sâu, cằm bị lẹm

- Răng cửa hàm dưới cắn vào vùng lợi răng cửa hàm trên, răng cửa hàm trên cũng có thể trồi và xuất hiện cười hở lợi  

- Tầng mặt dưới ngắn, gương mặt tròn, 2 bên góc hàm (phần má) bị bành ra. Những người cắn sâu vì vậy có gương mặt hơi già trước tuổi một chút.  

Khớp cắn sâu thường không gây hại tới tính thẩm mỹ của gương mặt như các dạng sai lệch khớp cắn khác. Tuy nhiên, tình trạng khớp cắn sâu nên sớm được khắc phục để tránh những tác hại sau:  

- Người bệnh sẽ nghiến răng nhiều hơn dẫn tới răng bị mài mòn nhanh hơn  

- Trường hợp khớp cắn sâu nặng sẽ khiến răng cửa hàm trên dễ tiếp xúc và cắn phải nướu, lợi hàm dưới rồi từ đó gây ra nhiều dạng bệnh lý khác

- Ảnh hưởng tới khớp thái dương hàm do sự thiếu nhịp nhàng khi ăn nhai tích lũy sau nhiều năm 

Phương pháp điều trị khớp cắn sâu phổ biến hiện nay

Có 2 phương pháp phổ biến hiện nay được áp dụng để khắc phục tình trạng khớp cắn sâu đó là niềng răng và phẫu thuật chỉnh hàm. Trong 2 phương pháp này, niềng răng thường được ưu tiên hơn do niềng răng không cần sử dụng dao kéo, không áp lực, an toàn và mang tới hiệu quả chắc chắn nhất. 

Tuy nhiên nhiều người vẫn đắn đo bởi thời gian niềng răng kéo dài nên đã lựa chọn phương pháp phẫu thuật. Bác sĩ tại Nha Khoa Thuỳ Anh khuyên bạn nên cân nhắc giữa cái được và mất của 2 phương pháp này để lựa chọn cho mình giải pháp tốt nhất. Đồng thời nên thực hiện tại cơ sở uy tín, dưới sự đảm bảo kết quả của bác sĩ chuyên môn, giàu kinh nghiệm. 

Dưới đây là một số hình ảnh khách hàng thực hiện niềng răng chữa khớp cắn sâu tại Nha Khoa Thuỳ Anh:

 

Phản hồi của khách hàng

Đây chính là "sản phẩm mơ ước" mà tôi mong muốn từ lâu, nay mới có cơ hội để trở thành hiện thực. Về căn bản tôi rất hài lòng với niềm mơ ước đã đạt được. Cảm ơn BS Tùng, cảm ơn các cộng sự của BS, cảm ơn Nha Khoa Thùy Anh đã mang lại cho tôi niềm vui và nụ cười mơ ước này
Chỉnh nha hàm trên 1 năm ở Răng Thùy Anh, tôi thấy chất lượng dịch vụ rất tốt, máy mọc hiện đại. Các anh chị làm rất nhiệt tình, chu đáo mang lại cho tôi hàm răng đẹp, nhai không đau buốt. Giờ tôi rất tự tin khi giao tiếp và nói chuyện với mội người.
Sau nhiều năm mất răng, tôi đã phục hồi lại về độ thẩm mỹ. Tự tin hơn trong giao tiếp, tôi rất hài lòng thái độ phục vụ Nha Khoa Thùy Anh. cảm ơn các bác sỹ và đội ngũ nhân viên tận tụy, nhiệt tình.

Dịch vụ của nha khoa Thùy Anh