• Liên kết mạng xã hội với Nha khoa Thùy Anh để cập nhật tin tức nhanh nhất.
Nha khoa Thùy Anh Nha khoa thẩm mỹ 0975.814.662

Nâng khớp trong niềng răng là gì? có tác dụng gì và mất bao lâu?


Nâng khớp trong niềng răng là gì? có tác dụng gì và mất bao lâu?

Nâng khớp cắn trong niềng răng là chỉ định thường gặp với những trường hợp điều trị khớp cắn sâu, khớp cắn hở, cắn chéo hiệu quả. Vậy như thế nào là nâng khớp là như thế nào, cơ chế hoạt động như thế nào, cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

1. Nâng khớp cắn là gì?

Nâng khớp cắn là việc nha sĩ sử dụng khí cụ đặc biệt như hàm nâng khớp hoặc cụ nâng khớp vào một số vị trí như răng hàm, mặt sau răng cửa nhằm tạo ra khoảng cách giữa hàm trên và hàm dưới, dần đưa khớp cắn về vị trí đúng chuẩn.

Nâng khớp là chỉ định cho những trường hợp niềng răng gặp vấn đề về khớp cắn như cắn hở, cắn sâu, khớp cắn chéo. Thời điểm sử dụng nâng khớp của mỗi ca điều trị cũng không giống nhau. Thông thường trường hợp niềng răng mắc cài nha sĩ sẽ sử dụng nâng khớp đồng thời khi sử dụng mắc cài.

2. Nâng khớp thực hiện như thế nào?

Sau khi thăm khám, đánh giá tình trạng khớp cắn nha sĩ sẽ lên kế hoạch điều trị, kế hoạch nâng khớp cho từng trường hợp. Tuy nhiên nhìn chung hiện nay có 2 kiểu chính mà nha sĩ sử dụng.

 

  • Nâng khớp qua răng hàm bằng máng (nâng phía sau)

 

Phương pháp này là phương pháp phù hợp và thường được sử dụng với trường hợp khách hàng bị khớp cắn chéo. 

Một vật liệu nha khoa sẽ được sử dụng để đắp lên răng hàm khiến 2 hàm cách xa nhau để đưa vị trí khớp cắn về đúng chuẩn.

Quy trình nâng khớp được thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Bác sĩ đưa vật liệu nha khoa đã chuẩn bị lên trên bề mặt 2 răng hàm

Bước 2: Cho bạn cắn xuống khoảng 4 - 5 giây để tạo hình cho khớp cắn, tránh gồ ghề quá nhiều.

Bước 3: Nha sĩ loại bỏ phần vật liệu thừa, chỉnh sửa cho đúng và chiếu đèn laser làm đông cứng  vật liệu đó lại.

 

  • Sử dụng cục nâng khớp cho răng cửa (nâng khớp phía trước)

 

Kỹ thuật nâng khớp này được áp dụng chủ yếu với những trường hợp khớp cắn bị sâu (khi cắn lại răng cửa hàm trên che phủ hơn ⅓ thậm chí ½ hoặc hết răng cửa hàm dưới). Cục nâng khớp cắn răng cửa sẽ là một mầu làm bằng nhựa, cao su hoặc kim loại nhỏ được gắn vào mặt sau của răng cửa.

Chúng có tác dụng ngăn không cho răng cửa hàm dưới trồi lên quá cao mỗi khi người niềng ăn nhai  hoặc ngậm miệng.

Đối với một vài trường hợp bị cắn sâu quá nặng thì những cục nâng khớp sẽ được chuyển qua nhóm răng nanh để tránh những va chạm quá mạnh.

Trong trường hợp niềng răng mắc cài thì nha sĩ sẽ sử dụng đồng thời khí cụ nâng khớp khi gắn mắc cài.

 

Còn với niềng máng trong suốt thì hãng sản xuất sẽ tích hợp luôn nâng khớp vào ngay trong sản phẩm của họ.


  • Dùng hàm nâng khớp

 

Kỹ thuật nâng khớp trong niềng răng cũng có thể được áp dụng với người bị khớp cắn hở. Thông thường nguyên nhân cắn hở sẽ do khu vực răng hàm trên trồi xuống quá sâu khiến cho nhóm răng cửa không thể khép lại được. 

Lúc này nha sĩ sẽ sử dụng một chiếc máng hình chữ nhật bằng nhựa gắn vào nhóm răng hàm phía dưới, sau đó gắn lên răng hàm phía trên một lớp bảo vệ.

Lúc này khi răng cửa hàm trên cắn xuống sẽ va chạm với máng nhựa đầu tiên, theo thời gian răng hàm trên sẽ được đẩy lùi lên cao, dần dần khắc phục tình trạng cắn hở.

3. Nâng khớp chỉnh nha mất bao nhiêu lâu

Thời gian nâng khớp của mỗi ca điều trị sẽ không giống nhau tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ của khớp cắn. Trung bình thời gian nâng khớp sẽ dao động từ 3 đến 12 tháng hoặc có những trường hợp thực sự phức tạp còn cần nâng khớp trong suốt quá trình niềng răng.

4. Nâng khớp có đau không, có dễ chịu không?

Cần thẳng thắn răng nâng khớp không hề dễ chịu, người nâng khớp sẽ có cảm giác vướng víu , kênh cộm đặc biệt là khi ăn nhai. 

Tuy nhiên không phải cảm giác đau nhức nhiều đến mức không chịu được, chỉ là thời gian đầu do chưa quen việc  ăn nhai sẽ khó khăn hơn khi không nâng khớp. Điều này xảy ra vì khí cụ nâng khớp khiến 2 hàm của bạn không thể chạm vào nhau.

Thông thường khách hàng nâng khớp tại Nha Khoa Thùy Anh có chia sẻ sau khoảng 1 đến 2 tuần chúng ta sẽ quen dần với việc có nâng khớp, các bạn sẽ tự tìm được cách phù hợp nhất để ăn nhai một cách thuận lợi nhất với nâng khớp đó.

5. Nâng khớp thì cần lưu ý gì?

Khớp cắn là yếu tố rất quan trọng đặc biệt trong chức năng ăn nhai, sau khi nâng khớp bạn cần lưu ý một số yếu tố sau:

Vấn đề ăn uống

Những ngày đầu tiên chắc hẳn bạn sẽ ăn uống khó khăn, cảm giác mình không thể cắn bất cứ đồ ăn gì do 2 hàm đang kênh không chạm vào nhau.

Đầu tiên bạn nên ăn những đồ ăn mềm như: Cháo, sữa, sinh tố, thức ăn băm, xay. Với gắn mắc cài, khoảng một tuần sau bạn có thể ăn uống bình thường nhưng cần tránh những thực phẩm dai, cứng, thực phẩm dai cứng có thể khiến bạn bị bung mắc cài hoặc vỡ cục nâng khớp. Sau một vài tuần bạn sẽ quen dần và có thể ăn nhai tốt hơn. 

Chăm sóc răng miệng 

Khi niềng răng chắc hẳn với bình thường bạn sẽ cần vệ sinh răng kỹ hơn, sạch hơn. Bạn nên sử dụng chỉ tơ nha khoa, bàn chải kẽ hoặc máy tăm nước nếu có điều kiện.

Tái khám với bác sĩ

Bạn nên theo đúng lịch hẹn của bác sĩ để kiểm tra việc di chuyển của răng, nếu có các vấn đề bệnh lý sẽ điều trị kịp thời. 


Phản hồi của khách hàng

Đây chính là "sản phẩm mơ ước" mà tôi mong muốn từ lâu, nay mới có cơ hội để trở thành hiện thực. Về căn bản tôi rất hài lòng với niềm mơ ước đã đạt được. Cảm ơn BS Tùng, cảm ơn các cộng sự của BS, cảm ơn Nha Khoa Thùy Anh đã mang lại cho tôi niềm vui và nụ cười mơ ước này
Chỉnh nha hàm trên 1 năm ở Răng Thùy Anh, tôi thấy chất lượng dịch vụ rất tốt, máy mọc hiện đại. Các anh chị làm rất nhiệt tình, chu đáo mang lại cho tôi hàm răng đẹp, nhai không đau buốt. Giờ tôi rất tự tin khi giao tiếp và nói chuyện với mội người.
Sau nhiều năm mất răng, tôi đã phục hồi lại về độ thẩm mỹ. Tự tin hơn trong giao tiếp, tôi rất hài lòng thái độ phục vụ Nha Khoa Thùy Anh. cảm ơn các bác sỹ và đội ngũ nhân viên tận tụy, nhiệt tình.

Dịch vụ của nha khoa Thùy Anh