NIỀNG RĂNG HÔ TẠI THÁI NGUYÊN – NHỮNG ĐIỀU BẠN CẦN BIẾT.
1. Làm thế nào để phân biệt hô do xương hay do răng
Hô do xương là tình trạng xương hàm trên nhô ra phía trước hoặc xương hàm dưới lùi sau so với tiêu chuẩn thẩm mỹ.
Hô do răng là tình trạng răng chìa ra trước, bình thường răng hàm trên chìa ra khoảng 2-3mm so với hàm dưới. nếu độ chìa lớn hơn 3mm thì gọi là hô do răng.
Để chẩn đoán hô do răng, hô do xương hay kết hợp cả 2. Nha sĩ cần lấy dấu mẫu hàm của bạn, đo đạc độ cắn chìa trên mẫu hàm.
Nha sĩ sẽ chụp phim mặt nghiêng cefalo đo độ nhô xương hàm trên hàm dưới so với nền sọ.
Khi đó mới có kết luận được nhô do xương hay do răng.
Với chỉ một chiếc ảnh chụp nụ cười sẽ không thể có kết luận chính xác trừ khi tình trạng hô quá nặng, và các thông số có thể dự đoán được dựa trên kinh nghiệm cũng như trực quan thẩm mỹ.
Chúng tôi thấy trên nhiều diễn đàn, các bạn chụp 1 bức ảnh cười trực diện hoặc 1 bức ảnh nghiêng không chuẩn tư thế và hỏi mọi người “Mình bị hô răng hay hô hàm”. Không thể trả lời được với từng đó dữ liệu, câu trả lời nếu có thì cũng chỉ mang chất lượng dự đoán mà thôi.
Niềng răng hô, những điều bạn cần biết.
2. Răng vâu gây ra những hậu quả gì?
Răng vâu ngoài gây mất thẩm mỹ còn tồn tại một số vấn đề về chức năng sau
+ Nguy cơ gãy răng khi có chấn thương, khi bị tai nạn cao.
+ Khớp cắn lệch lạc dẫn đến giảm hiệu quả ăn nhai, các vấn đề khớp thái dương hàm do không có hướng dẫn răng trước hoặc hạn chế vận động hàm dưới
+ Răng cửa hàm dưới thường cắn vào mặt trong các răng cửa hàm trên, gây sưng lợi mặt trong hàm trên, rất khó chịu.
+ Không khép được kín miệng, nên môi trên và môi dưới thường gồng làm nhăn vùng cằm, khuôn mặt căng thẳng.
3. Niềng răng vâu có nguy hiểm gì không
Tất cả các điều trị y khoa đều có lợi ích và biến chứng song hành, nếu điều trị chuẩn, thì việc niềng răng là văn minh, an toàn và cho kết quả vĩnh viễn. Tuy nhiên khi các bạn không chọn được một nha sĩ giỏi việc niềng răng có thể đối mặt với các nguy cơ như
+ Sâu răng viêm lợi
+ Dị ứng với các vật liệu niềng răng
+ Bị xước mô mềm, các nốt nhiệt miệng
+ Tiêu chân răng
+ Mất khoáng bề mặt men răng
+ Niềng không hết hô, lệch mặt
+ Tái phát sau niềng răng
+ Bật chân răng ra khỏi xương hàm do không kiểm soát được lực kéo.
+ Rối loạn khớp thái dương hàm trong quá trình niềng.
Niềng răng hô - Nha Khoa Thùy Anh Thái Nguyên.
4. Có phải trường hợp nào răng hô cũng niềng được không?
Để điều trị răng hô, bạn có thể được chỉ định sử dụng mắc cài mặt trong, mặt ngoài, niềng máng trong suốt hoặc phẫu thuật cắt hàm.
Hiện nay hầu hết các trường hợp đều có thể niềng được bằng mắc cài đính lên răng.
Với những trường hợp nhẹ, có thể sẽ không cần phải nhổ răng, nha sĩ sẽ tiến hành kéo lùi toàn hàm, biến dạng cung hàm tăng chiều rộng để có khoảng, giảm chiều trước sau, từ đó giảm hô.
Trường hợp trung bình hoặc nặng nha sĩ có thể kết hợp nhổ răng tạo khoảng kéo lùi khối răng trước và kéo lùi toàn hàm ra sau.
Những trường hợp rất nặng buộc phải phẫu thuật mới cho kết quả thẩm mỹ tốt. Phẫu thuật còn là chỉ định ưu tiên trong những trường hợp bệnh nhân có đường thở hẹp, bởi vì quá trình kéo lùi răng - xương ổ có thể khiến đường thở bị hẹp đi đáng kể.
Như vậy bạn cần được nha sĩ thăm khám, đo đạc và đưa ra tiên lượng về kết quả sau khi niềng răng. Để quyết định xem trường hợp của bạn cần phẫu thuật hay chỉ niềng là được.
Với sự phát triển không ngừng của vật liệu, kỹ thuật và các hiểu biết về cơ sinh học chỉnh nha. Thì chỉ định niềng răng điều trị vâu hàm ngày càng rộng và hiệu quả.
5. Niềng răng vâu có hết cười hở lợi không?
Tình trạng hô hàm rất hay kết hợp với cười hở lợi. Lúc này nha sĩ có thể chỉ định đánh lún khối xương hàm trên để giảm biên độ hở lợi.
Nếu nguyên nhân hở lợi do thân răng ngắn thì bác sỹ cần thực hiện thêm 1 phẫu thuật cắt lợi sau khi điều trị niềng răng.
Nếu cười hở lợi quá nhiều do quá phát xương hàm trên, chỉ có phẫu thuật cắt hàm mới giải quyết được vấn đề.
Tóm lại: niềng răng và các phẫu thuật nha chu thông thường có thể giải quyết đến 80% các trường hợp cười hở lợi. Nếu không hết hoàn toàn cũng cải thiện đáng kể giúp các bạn có khuôn mặt đẹp hơn nhiều. Nha sĩ sẽ cho bạn biết mức độ cười hở lợi cải thiện được đến đâu trước khi điều trị để bạn cân đối những mong muốn và thực trạng của bản thân.
6. Niềng răng vâu có phải nhổ răng không?
Như chúng tôi đã nói ở trên, niềng răng vâu sử dụng lực kéo toàn bộ răng và xương ổ lùi về sau.
Muốn kéo được lùi sau thì cần có khoảng trống, vậy nên khoảng 80% niềng răng vâu cần nhổ răng, bạn nên chuẩn bị tâm lý nhổ các răng số 4, răng khôn.
Những trường hợp vâu nhẹ thì không cần nhổ răng. Hiện nay kỹ thuật kéo lui toàn hàm có thể giải quyết được các trường hợp vâu nhẹ mà không cần nhổ răng. Tuy nhiên bạn vẫn thường được chỉ định nhổ răng khôn.
Niềng răng hô - nhổ răng chỉnh nha Nha Khoa Thùy Anh.
7. Chi phí niềng răng vâu là bao nhiêu?
Chi phí niềng răng vâu gồm các khoản sau cộng vào với nhau
+ Bạn cần chọn loại mắc cài, các loại mắc cài phổ biến là mắc cài kim loại thường buộc chun, mắc cài buộc chun cao cấp 3M, mắc cài tự buộc thường, mắc cài tự buộc cao cấp thông minh, mắc cài sứ. Chi phí các loại giao động từ 20 – 40 triệu. Chi phí trung bình khoảng 30 triệu.
+ Chi phí nhổ răng khôn, giả sử bạn có 4 chiếc răng khôn thì chi phí khoảng 4 triệu.
+ Chi phí cho mini vít khoảng 4 cái: 8 triệu.
Như vậy trung bình một ca niềng răng vâu sẽ có chi phí khoảng 42 triệu. Lưu ý đây là mình tính con số để các bạn cân đối kinh phí cho ca điều trị. Bạn có thể chọn các gói thấp hơn hoặc cao hơn, tình trạng nhẹ thì chi phí cũng thấp hơn, điều trị nhanh hơn. Bạn không có răng khôn hoặc răng khôn thuận lợi cho phẫu thuật thì chi phí thậm chí còn có thể được miễn phí.
Bạn cần hỏi nha sĩ và xin báo giá thật đầy đủ các hạng mục điều trị trước khi đồng ý gắn mắc cài, tránh trường hợp nhiều nha khoa báo giá ban đầu thấp, nhưng sau đó thì phát sinh điều trị nhiều khoản khác, khiến chi phí đội lên, lúc đó sẽ khiến bạn không chủ động trong case điều trị của bạn. Chi phí điều trị cần dự trù chính xác ngay từ đầu, có thể đắt- có thể rẻ nhưng hạn chế phát sinh vô lý. Ví khi phát sinh các bạn sẽ mang tâm trạng không thoải mái khi thanh toán, ảnh hưởng đến tình bạn với nha sĩ niềng răng của mình.
8. Thời gian niềng răng vâu.
Lâu hơn các kiểu lệch lạc khớp cắn khác do thường phải kéo cả khối răng xương ổ phía trước lui sau. Thời gian khoảng 2 – 3 năm tùy thuộc vào mức độ hô hàm, gói điều trị lựa chọn.
Bạn lưu ý, cơ thể người có giới hạn của nó, việc niềng răng để tránh biến chứng cần lực di chuyển liên tục, nhẹ. Nhiều nha khoa quảng cáo các công nghệ mới, hiện đại có khả năng rút ngắn điều trị, thực tế ra việc rút ngắn điều trị có nhiều nguy cơ. Và đôi khi nha sĩ cũng không thể thực hiện việc hoàn thiện điều trị như cam kết ban đầu. Bạn cần chuẩn bị tâm lý điều trị 2-3 năm. Khi đó bạn chủ động trong việc vạch kế hoạch cho những dự định tương lai của mình, tránh bị ức chế khi không tháo mắc cài đúng kỳ hạn.
Chúng tôi sẽ làm clip riêng về những kỹ thuật tăng tốc điều trị trong chỉnh nha trong chương trình nha khoa dành cho mọi người.
Thời gian niềng răng hô - Nha Khoa Thùy Anh Thái Nguyên.
9. Ngoài 30 tuổi có niềng được răng vâu nữa không
Không có độ tuổi giới hạn cho việc niềng răng. Niềng răng bao gồm thiết kế lực tạo vùng ép tiêu xương và vùng căng tạo xương giúp răng di chuyển trong xương hàm. Bạn có thể niềng răng ở độ tuổi 20 – 30 tuổi, thậm chí 50 tuổi vẫn có thể niềng răng. Tuy nhiên càng nhiều tuổi thì mật độ xương càng cao, xương cứng hơn nên sự di chuyển của chân răng khó khăn hơn, đòi hỏi nhiều thời gian điều trị hơn bình thường.
10. Nên chọn bọc sứ hay niềng để điều trị răng vâu
Rất nhiều bạn có câu hỏi là nên dùng bọc sứ hay niềng để điều trị răng vâu. Các bạn biết bọc sứ chỉ thay đổi trục răng, không thay đổi được vị trí chân răng trọng xương hàm. Trong khi niềng răng có khả năng thay đổi cả vị trí chân răng và trục răng trong xương hàm cho nên niềng răng là sự lựa chọn tốt nhất để điều trị răng hô.
Thỉnh thoảng một số trường hợp rất hy hữu, bệnh nhân đã lớn tuổi, do yếu tố tâm lý hay đặc thù công việc không thể thực hiện niềng răng, mà nguyên nhân mất thẩm mỹ là do hô răng (không phải hô hàm) thì có thể thực hiện bọc răng sứ đánh cụp các răng vào trong.
Trước đây có nhiều nha sĩ thậm chí chỉ định nhổ hết các răng cửa phía trước để bắc cầu từ bên này sang bên kia nhằm khắc phục tình trạng răng hô. Đây là điều trị xâm lấn và tiềm ẩn nhiều nguy cơ hỏng cả hàm răng cho nên hiện nay không còn được khuyến khích chỉ định.
Niềng răng hô, những điều bạn cần biết.
11. Niềng răng vâu có bị tái phát không?
Niềng răng vâu nếu được chỉ định đúng, thực hiện đúng thì không bao giờ tái phát. Việc chọn nha sĩ là vô cùng quan trọng. Bạn cũng cần đeo hàm duy trì thường xuyên theo lời khuyên nha sĩ, nhiều bạn không ý thức được tầm quan trọng của việc đeo hàm duy trì, đánh mất hàm duy trì dẫn đến tái phát rất đáng tiếc.
Sau khi kết thúc niềng răng hàm duy trì giúp chân răng ở yên 1 vị trí đủ lâu để ổn định và can hóa vùng xương xung quanh.
Ngoài ra việc mài chỉnh khớp cắn tránh tập trung lực quá mức vào 1 vùng nào đó cũng giúp ổn định khớp cắn và tránh tái phát.
12. Niềng răng vâu có làm răng yếu đi không?
Niềng răng không những không làm răng yếu đi mà còn làm răng khỏe hơn. Vì sau khi niềng răng hô bạn sẽ có một khớp cắn lý tưởng, bảo vệ lẫn nhau. Những nguy cơ đối với hàm răng vâu không còn nữa. Bạn cũng sẽ khép được hàm một cách tự nhiên không còn bị hở vùng răng cửa.
Niềng răng hô là chỉ định rất thường gặp trong chuyên nghành nắn chỉnh răng. Các hiểu biết về cơ sinh học niềng răng có lịch sử cả trăm năm và đã gần như hoàn thiện. Vì vậy điều trị niềng răng hô là an toàn, kết quả vĩnh viễn.
Sau khi niềng bạn sẽ có một gương mặt xinh đẹp, nụ cười mới với cuộc sống mới tràn đầy năng lượng.
Niềng răng hay làm răng sứ để cải thiện hô - Nha Khoa Thùy Anh Thái Nguyên.