Chất lượng cuộc sống ngày càng được nâng cao vì vậy sự quan tâm của cha mẹ đến sức khỏe và sự phát triển của con cái ngày càng được nâng lên. Hàm răng của trẻ cũng là vấn đề mà cha mẹ luôn quan tâm tuy nhiên có một băn khoăn mà nhiều cha mẹ gặp phải đó là “Làm thế nào để trẻ không sợ đi nha sĩ, sợ khám răng?” Vậy cha mẹ hãy cùng bác sĩ Nha Khoa Thùy Anh tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé. Có một thực tế không thể phủ nhận rằng có một phần không hề nhỏ trẻ em ở Việt Nam cảm thấy sợ hãi khi nhắc đến bác sĩ nói chung và nha sĩ nói riêng. Trẻ phản ứng khá gay gắt khi phải đến nha khoa gặp nha sĩ để nhổ răng hay điều trị các bệnh lý răng miệng. Vậy làm sao để trẻ không còn sợ hãi khi gặp nha sĩ? Bắt đầu sớm với việc thăm khám răng tại nha khoa với Nha sĩ sẽ giúp trẻ có những trải nghiệm sớm và có cảm giác quen thuộc và an toàn. Các chuyên gia cho biết các trẻ được thăm khám và kiểm tra răng sớm từ khi còn nhỏ sẽ không có cảm giác sợ nha sĩ và các dụng cụ nha khoa. Nếu có thể bố mẹ hãy cho bé khám răng từ lúc 1 tuổi với những chiếc răng sữa đầu tiên mọc lên. Cho trẻ xem các hình ảnh, video về nha sĩ về quá trình khám và điều trị răng miệng. Sử dụng các dụng cụ tương tự nha sĩ như gương, bàn chải nhỏ cùng trẻ chơi trò đếm số răng, kiểm tra môi, má, hay lưỡi của trẻ.
Những từ ngữ nhạy cảm như: kim tiêm, chảy máu, đau, khó chịu… những từ này có thể ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ, khiến trẻ cảm thấy sợ hãi khi phải đi thăm khám. Khi nói chuyện với trẻ về việc đi nha sĩ cha mẹ nên dùng những từ đơn giản mà trẻ có thể hiểu như răng đẹp, răng sạch…Nếu khó khăn trong việc giải thích bố mẹ có thể nhờ đến sự giúp đỡ của nha sĩ. Cha mẹ là người cần thủ thỉ với trẻ hàng ngày và những khi cần thiết về nha sĩ. Cha mẹ không nên nói dối trẻ dù chỉ là một chút vì nó sẽ khiến trẻ mất niềm tin. Thay vì luôn nói với trẻ:” Không đau đâu, có đau chút nào đâu” thì hãy thẳng thắn nói với trẻ để chuẩn bị tinh thần, cha mẹ có thể nói “ chỉ đau một chút xíu thôi sau đó cô chú sẽ sẽ làm hết đau ngay”. “Làm như vậy sẽ giúp bảo vệ răng của con, con sẽ có một hàm răng chắc khỏe và xinh đẹp”. Việc quát nạt trẻ là điều không nên cha mẹ nhé, việc quát nạt khi trẻ sợ hãi la khóc hay phản đối sẽ phản tác dụng. Cha mẹ cần tôn trọng trẻ, giải thích để trẻ dần hiểu đúng về việc khám răng, khi cha mẹ kiên trì trẻ sẽ dần hiểu ra và không còn sự như lần đầu nữa. Sẽ không hiếm khi thấy cha mẹ, người lớn đặc biệt là ông bà thường đem bác sĩ, hay việc tiêm ra để dọa khi trẻ không nghe lời, không ăn… Những câu nói như “nếu con không ăn bác sĩ sẽ tiêm “ sẽ làm trẻ ám ảnh về bác sĩ, về nha sĩ từ đó khi nghe thấy bác sĩ hay màu áo trắng trẻ sẽ mặc định là một điều gì đó rất sợ hãi và đau đớn.
Cha mẹ cần giúp trẻ hiểu được cần đến nha sĩ để có được 1 hàm răng khỏe mạnh, và khi có hàm răng khỏe mạnh con sẽ có thể ăn nhiều món ngon, có nụ cười đẹp. Có thể cho trẻ xem hình ảnh xấu xí của răng nếu không đến nha sĩ và hình ảnh răng đẹp sau khi được điều trị. Bố mẹ cần làm gương cho trẻ khi đi khám răng và việc vệ sinh răng miệng. Chia nhỏ những lần điều trị: Lần điều trị đầu tiên hãy cho trẻ khám và thực hiện nhưng điều trị nhỏ, nhanh và đơn giản, đặc biệt là không gây đau. Cố gắng chia nhỏ lần điều trị để trẻ không cảm thấy bị mệt và khó chịu. Phân tán sự tập trung của trẻ: Có thể mang theo búp bê hay đồ chơi yêu thích của trẻ để phân tán trẻ khỏi quá trình điều trị. Những chi tiết tại phòng nha cũng có thể khiến trẻ tò mò và phân tán sự chú ý.
“ Cho bác sĩ khám xong mẹ sẽ mua cho con đồ ăn hay đồ chơi” việc mua chuộc này sẽ khiến trẻ nghĩ việc điều trị răng sẽ rất đau đớn và khó chịu nên cha mẹ mới cần “mua chuộc” trẻ như vậy. Thay vì nêu điều kiện trước cha mẹ có thể khen khi con hợp tác hoặc thưởng bất ngờ cho con sau khi con đã hoàn thành việc khám răng. Việc đưa trẻ tới phòng khám nha khoa thường xuyên không chỉ giúp cho trẻ có hàm răng khỏe mạnh, hình thành ý thức bảo vệ răng miệng. Giúp trẻ luôn tự tin với hàm răng, cụ cười để có sự phát triển toàn diện và tốt nhất.Làm thế nào để trẻ không sợ đi nha sĩ?
1. Hãy bắt đầu sớm.
2. Chơi trò chơi nha sĩ cùng với trẻ
3. Tránh sử dụng những từ ngữ nhạy cảm
4. Tạo sự tin tưởng:
5. Tuyệt đối không lấy bác sĩ, nha sĩ ra để dọa trẻ khi trẻ không nghe lời.
6. Khi lớn hơn một chút cha mẹ giúp trẻ hiểu được tầm quan trọng của việc đến nha sĩ khám răng.
7. Một số mẹo khi thăm khám răng cho trẻ
8. Không nên mua chuộc trẻ: