• Liên kết mạng xã hội với Nha khoa Thùy Anh để cập nhật tin tức nhanh nhất.
Nha khoa Thùy Anh Nha khoa thẩm mỹ 0975.814.662

Cha mẹ nên làm nếu trẻ bị ngã đập răng vào vật cứng - Nha Khoa Thùy Anh Thái Nguyên

Cha mẹ nên làm nếu trẻ bị ngã đập răng vào vật cứng - Nha Khoa Thùy Anh Thái Nguyên

Trẻ em trong hoạt động vui chơi hàng ngày có thể gặp những tai nạn khiến răng bị sứt mẻ, gãy vỡ thậm chí rụng hẳn răng ra khỏi huyệt ổ răng. Răng đó có thể là răng sữa chưa thay hoặc răng vĩnh viễn, vậy cha mẹ nên làm gì nếu trẻ bị ngã đập răng vào vật cứng?

 

1. Độ tuổi nào trẻ dễ bị chấn thương răng?

Trẻ em dưới 3 tuổi, đặc biệt các trẻ hơn 1 tuổi, lúc bắt đầu học đi, khám phá môi trường bên ngoài thường gặp tai nạn gây chấn thương răng sữa nhất. Chấn thương răng sữa có thể xảy ra ở bất cứ đâu như ở nhà, nhà trẻ hay khi cụ chơi. Khi trẻ đi, chạy, nô đùa có thể xảy ra các va đập hoặc ngã làm răng bị chấn thương. Bé trai thường bị chấn thương nhiều hơn trẻ gái vì hay nghịch hơn, hiếu động hơn. Chấn thương có thể gặp ở răng hàm trên hoặc hàm dưới, trong các răng thì răng cửa giữa hay bị chấn thương nhất. Trẻ bị vẩu xương hàm cũng có nguy cơ bị chấn thương răng cao hơn trẻ bình thường. 

 

2. Triệu chứng lâm sàng khi trẻ bị chấn thương răng

Ở trẻ nhỏ vùng xương ổ răng còn mềm, hệ thống dây chằng quanh răng lỏng lẻo hơn, do vậy khi có chấn thương răng thì răng ít bị gãy hơn so với người lớn nhưng hay bị lung lay, di lệch sang bên, lún vào bên trong xương hàm hoặc rơi ra ngoài huyệt ổ răng. 

Trường hợp răng bị gãy thì cũng có rất nhiều tình huống khác nhau: có thể gãy thân răng, chân răng hoặc cả thân và chân răng, tùy theo mức độ, vị trí gãy mà nha sĩ có phương pháp điều trị khác nhau. Khi trẻ bị va đập, té ngã, nếu có chấn thương răng thì hiếm khi chỉ có chấn thương răng đơn thuần mà thường có tổn thương niêm mạc hoặc xương ổ răng kèm theo. Niêm mạc môi, miệng, xương ổ răng có thể bị va đập sưng nề hoặc rách, chảy máu với nhiều mức độ khác nhau tùy tình huống tai nạn. 

3. Nên làm gì khi trẻ bị ngã chấn thương răng?

Điều đầu tiên cha mẹ cần làm khi trẻ gặp tai nạn khi vui đùa hoặc sinh hoạt gồm những điều sau:

Giữ bình tĩnh, trấn an trẻ để trẻ không bị hoảng loạn sau tai nạn

Tại vị trí răng va đập nếu có chảy máu cần sử dụng một miếng gạc gấp nhỏ cho trẻ cắn chặt hoặc giữ chặt. Điều này tạo áp lực giúp cầm máu tại vị trí đó.

Cho trẻ ngậm nước mát hoặc nước đá để giảm cơn đau hoặc sưng cho trẻ.

Nếu trẻ bị sứt mẻ răng cha mẹ cần lấy tất cả các mảnh răng bị vỡ, kiểm tra và đảm bảo rằng không có mảnh răng nào bị dính vào môi, lưỡi hoặc nướu của trẻ.

Đối với răng vĩnh viễn (răng đã thay) bị rời ra khỏi huyệt ổ răng cha mẹ nên lấy lại rửa sạch, bảo quản và đưa trẻ đến nha sĩ ngay.

Liên hệ sớm nhất với nha sĩ để được chăm sóc chuyên sâu hơn. Các cạnh của răng sắc do sứt mẻ cần được làm nhẵn và có thể kết hợp điều trị bảo tồn răng. Đối với răng lung lay cần được cố định để giữ lại nếu có thể. Những chiếc răng tổn thương quá nặng có thể phải loại bỏ để không làm ảnh hưởng đến trẻ.

 

4. Đưa trẻ đi điều trị răng khi răng bị mẻ

Sau khi đã kiểm tra và thấy răng và nướu của trẻ trông ổn và dường như không bị đau thì có thể không cần kiểm tra răng miệng.

Những trường hợp răng trẻ bị sứt mẻ, nứt và trẻ có vẻ bị đau thì bố mẹ cần đưa trẻ đến nha sĩ ngay vì có thể răng, nướu của trẻ bị tổn thương cần điều trị. Chúng ta cũng nên đưa trẻ đi khám khi răng bị lung lay nhiều hoặc mất hẳn răng.

Bác sĩ sẽ xem xét những chiếc răng lung lay hoặc đã rơi ra, cố định lại nếu còn có thể cố định và giữ lại răng, đưa các răng sai vị trí về đúng chỗ và cố định lại. Răng sứt mẻ nhỏ dường như không gây ảnh hưởng, bác sĩ có thể hàn trám hoạc làm nhẵn cạnh răng đó. Bác sĩ còn có thể kiểm tra những vị trí phía dưới mà mắt thường không nhìn được bằng phim xquang để đánh giá sự tổn thương.

 

5. Làm gì khi chấn thương răng sữa

Răng sữa là răng có vai trò quan trọng vì chúng giúp trẻ ăn uống trong  những năm tháng đầu, giúp trẻ học nói, phát âm và giúp giữ vị trí cho các răng vĩnh viễn mọc lên đúng lúc. Bảo vệ được răng sữa cho trẻ là rất tốt tuy nhiên nếu không may răng sữa của trẻ bị mất thì cũng không cần quá lo lắng vì hầu hết trường hợp răng vĩnh viễn cuối cùng cũng mọc lên đúng vị trí, chỉ một số ít trường hợp do mất răng quá sớm răng vĩnh viễn có thể mất định hướng và cân can thiệp hỗ trợ.

Cha mẹ cần đưa trẻ đến gặp nha sĩ ngay trong trường hợp cần thiết để đảm bảo rằng không có răng bên dưới nào bị hư hại và răng vĩnh viễn sẽ có đủ chỗ để mọc đúng vị trí mà không cần răng sữa giữ vị trí của nó.

6. Một số cách ngăn ngừa chấn thương cho bé

Bạn không thể loại bỏ hoàn toàn tai nạn, nhưng bạn có thể loại bỏ những nguy cơ và hạn chế sự nghiêm trọng trong những lần va chạm của trẻ. 

  • Luôn thắt dây an toàn cho bé ngồi trên ghế ô tô.

  • Dạy con bạn không đi hoặc chạy khi cầm vật cứng (như kẹo mút hoặc bàn chải đánh răng) trong miệng.

  •  

    Cho con bạn đeo miếng bảo vệ miệng khi tham gia các hoạt động thể thao có thể dẫn đến thương tích.



 

Phản hồi của khách hàng

Đây chính là "sản phẩm mơ ước" mà tôi mong muốn từ lâu, nay mới có cơ hội để trở thành hiện thực. Về căn bản tôi rất hài lòng với niềm mơ ước đã đạt được. Cảm ơn BS Tùng, cảm ơn các cộng sự của BS, cảm ơn Nha Khoa Thùy Anh đã mang lại cho tôi niềm vui và nụ cười mơ ước này
Chỉnh nha hàm trên 1 năm ở Răng Thùy Anh, tôi thấy chất lượng dịch vụ rất tốt, máy mọc hiện đại. Các anh chị làm rất nhiệt tình, chu đáo mang lại cho tôi hàm răng đẹp, nhai không đau buốt. Giờ tôi rất tự tin khi giao tiếp và nói chuyện với mội người.
Sau nhiều năm mất răng, tôi đã phục hồi lại về độ thẩm mỹ. Tự tin hơn trong giao tiếp, tôi rất hài lòng thái độ phục vụ Nha Khoa Thùy Anh. cảm ơn các bác sỹ và đội ngũ nhân viên tận tụy, nhiệt tình.

Dịch vụ của nha khoa Thùy Anh