Cao răng là lớp tích đọng mảng bám trên răng đã bị vô hóa bởi hợp chất muối vô cơ trong nước bọt. Cao răng được hình thành từng ngày do không được chải răng và làm sạch những mảnh vụn thức ăn sau khi ăn. Lấy cao răng định kỳ là lời khuyên của nha sĩ giúp bảo vệ hàm răng của bạn. Tuy nhiên nhiều người gặp tình trạng ê buốt sau khi lấy cao răng dẫn đến tâm lý lo ngại răng bị ảnh hưởng. Vậy nguyên nhân ê buốt sau lấy cao răng là gì?
Cao răng mảng bám quá nhiều Cao răng hay còn gọi là vôi răng là những mảng bám tích tụ và bị vôi hóa bởi các hợp chất muối vô cơ trong nước bọt, theo thời gian chúng sẽ trở nên cứng lại và bám chắc trên bề mặt răng và cả dưới lợi. Cao răng rất dễ nhận biết, chúng ta hoàn toàn có thể quan sát bằng mắt thường khi có cao răng. Cao răng thường có màu trắng đục, ngà vàng hoặc nâu sậm bám trên bề mặt răng, cao răng thường hình ảnh ở cổ răng, kẽ răng là những vị trí khó vệ sinh chải răng thường khó làm sạch. Khi cao răng tích tụ nhiều có thể gây ra các tác hại. Cao răng là nơi tích đọng rất nhiều vi khuẩn có hại.Vi khuẩn trong cao răng lâu ngày sẽ lên men đường trong thức ăn, tạo ra acid phá hủy men răng và gây sâu răng, viêm lợi, viêm quanh răng hay thậm chí nặng hơn gây lung lay và mất răng sớm. Cao răng là điểm tích tụ vi khuẩn nên sẽ gây cảm giác hôi miệng dù đã chải răng hàng ngày, cao răng ở các vị trí dễ thấy còn gây mất thẩm mỹ và cản trở việc vệ sinh răng. Vì cao răng có chức rất nhiều loại vi khuẩn có hại nên những vi khuẩn này có thể xâm nhập vào các bộ phận khác gây ra những bệnh nhiễm trùng niêm mạc miệng, nấm miệng, viêm họng hay amidan. Từ những tác hại cao răng có thể gây ra bác sĩ Nha Khoa thường khuyến cáo lấy cao răng định kỳ khoảng 6 tháng 1 lần, với trẻ chưa thể tự vệ sinh răng miệng tốt và người dễ có cao răng như hút thuốc, và một số bệnh lý toàn thân như viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn thì nên lấy cao răng 3 đến 4 tháng 1 lần để bảo vệ tốt sức khỏe răng miệng. Lấy cao răng là thao tác rất đơn giản giúp loại bỏ cao răng và cũng ít tốn kém trong nha khoa. Thủ thuật này thì thường không đau nhức và ít biến chứng. Tuy nhiên trong một số trường người lấy cao răng vẫn cảm thấy ê buốt khó chịu sau khi lấy cao răng. Nguyên nhân gây ê buốt có thể do một số vấn đề sau: Do bản thân người bệnh gặp các bệnh lý răng miệng nghiêm trọng như viêm nướu, viêm nha chu, người vốn có men răng yếu, mòn cổ răng.
Cao răng quá nhiều gây tụt lợi, sau khi loại bỏ có thể gây ê buốt Kỹ thuật lấy cao răng chưa tốt: Lấy cao răng là phương pháp sử dụng đầu máy siêu âm tác động lực vừa phải lên thân răng và làm bong đi những mảng bám trên răng. Khi lấy cao răng nếu như sử dụng mức sóng quá mạnh, tháo tác mạnh khi lấy cũng khiến mô mềm, men răng bị tổn thương gây đau nhức. Bên cạnh đó khi hệ thống dây chằng bị tổn thương cũng có thể gây ê buốt, đau nhức tạm thời khi lấy cao răng. Cao răng quá nhiều: Cao răng không được lấy định kỳ tích đọng quá nhiều và lan sâu xuống nướu, khi lấy cao răng kỹ thuật viên cần phải tác động tới nướu, mô mềm nhạy cảm ở khoang miệng. Đây là lý do sau khi lấy cao răng gặp tình trạng ê buốt. Hiện tượng ê buốt có thể xuất hiện ngay sau khi lấy cao răng, tuy nhiên sẽ hết dần sau vài giờ hoặc vài ngày sau đó. Nếu tình trạng ê buốt nhiều và kéo dài lâu bạn nên đến gặp nha sĩ để được thăm khám. Để giảm bớt tình trạng ê buốt bạn có thể thực hiện một số bước sau: Hạn chế sử dụng đồ ăn quá nóng hoặc quá lạnh. Trên thực tế đồ ăn nóng lạnh sẽ giúp kích thích răng của bạn, làm tình trạng ê buốt trở nên trầm trọng hơn. Bạn cũng nên ăn những đồ ăn mềm lỏng như mỳ, cháo, ngũ cốc hay nước ép trái cây.
Hạn chế sử dụng đồ ăn, đồ uống quá nóng hay quá lạnh Không uống nước có gas để tránh ảnh hưởng đến men răng Hạn chế những đồ ăn có màu đậm như cafe, trà, socola, thuốc lá…vì có thể khiến răng ố vàng hơn bình thường. Vệ sinh răng miệng đúng cách bằng bàn chải lông mềm, kem đánh răng có chứa flour phù hợp. Súc miệng bằng nước muối sinh lý ấm 2 - 3 lần ngày để giảm sự ê buốt răng. Lựa chọn nha khoa uy tín để điều trị răng, ngay cả với dịch vụ lấy cao răng để hạn chế tối đa những rủi ro có thể gặp phải. Nhìn chung cao răng được hình thành trong hoạt động ăn uống hàng ngày, đặc biệt với người thường xuyên có thói quen ăn đồ ngọt, vệ sinh răng miệng chưa tốt… Ngay cả khi đã vệ sinh răng miệng đúng cách vẫn có thể bỏ sót mảng bám và hình thành cao răng. Vì vậy việc lấy cao răng định kỳ 4 đến 6 tháng 1 lần là vô cùng cần thiết giúp bạn có hàm răng chắc khỏe, sáng bóng và hơi thở thơm tho. Vì sao lấy cao răng có thể gây ê buốt chân răng?
1. Cao răng là gì?
2. Vì sao lại bị ê buốt khi lấy cao răng?
3. Làm gì để hẹn chế ê buốt sau khi lấy cao răng?
- Liên kết mạng xã hội với Nha khoa Thùy Anh để cập nhật tin tức nhanh nhất.