VÌ SAO NÊN LẤY CAO RĂNG ĐỊNH KÌ?
Bản quyền bài viết thuộc về Nha Khoa Thùy Anh Thái Nguyên.
Lấy cao răng và làm sạch cao răng không chỉ để thẩm mỹ mà còn đều để bảo vệ sức khỏe răng miệng bởi chính cao răng là thủ phạm gây những tổn hại cho răng và nướu của bạn nếu không được vệ sinh đúng cách.
Sau khi ăn khoảng 15 phút nếu răng không chải sạch thì trên răng sẽ hình thành một lớp màng mỏng được gọi là màng bám. Nếu màng bám này không được làm sạch thì vi khuẩn bám vào màng này và tích tụ ngày một dày lên và được gọi là mảng bám. Đến lúc này các mảnh vụn thức ăn và các chhất khoáng trong miệng sẽ tiếp tục bám vào và hình thành những mảng cứng bám quanh cổ răng gọi là cao răng.
Cao răng là chất cặn lắng cứng có màu vàng nâu, thường bám xung quanh cổ răng. Thành phần của cao răng gồm carbonat canxi và phosphate cùng với cặn mềm (mảnh vụn thức ăn, các chất khoáng trong môi trường miệng), vi khuẩn, xác các tế bào biểu mô. Ngoài ra, còn có sự lắng đọng sắt của huyết thanh trong máu, nước bọt.
Hình ảnh cao răng hình thành quanh cổ răng vậy vì sao nên lấy cao răng định kì?
Đầu tiên thì cao răng có thể gây viêm lợi và hôi miệng.
Cao răng còn có thể gây ra những bệnh lý về răng miệng như sau:
Vi khuẩn trong cao răng gây viêm nướu . Phản ứng viêm gây ra hiện tượng tiêu xương ổ răng, răng sẽ tụt nướu làm cho thân răng ngày càng dài. Vì hiện tượng này nên những người có nhiều cao răng và không thường xuyên lấy cao răng có thể có cảm giác ê buốt khi ăn, đặc biệt là khi ăn đồ ăn nóng, lạnh. Khi tụt nướu nặng chân răng sẽ bị lộ ra và không được bảo vệ vì vậy lâu ngày răng có thể bị lung lay, quá trình tiêu xương cũng diễn ra nhanh hơn.
Cao răng gây ra hiện tường viêm nướu sau đó tiến triển thành viêm nha chu với các biểu hiện như: Đánh răng bị chảy máu, miệng có mùi hôi, ê buốt khi ăn uống và nặng hơn có thể gây lung lay răng và mất răng. Khi răng đã đến giai đoạn lung lay nhiều do viêm và tiêu xương ổ răng thì không thể giữ lại chiếc răng đó nữa.
Hơi thở có mùi khó chịu do vi khuẩn trên cao răng - lấy cao răng định kì.
Vi khuẩn ẩn chứa trong mảng bám có thể gây ra các bệnh ở niên mạc miệng ví dụ như viêm niên mạc miệng, áp tơ hay còn dân gian còn gọi là bệnh lở miệng, bệnh ở vùng mũi họng ( viêm amidan, viêm họng), bệnh tim mạch.
Trong hàng trăm vi khuẩn tồn tại ở vôi răng cũng chứa tới vài chục loại vi khuẩn đặc hiệu gây ra sâu răng. Cho đến nay Streptococcus mutans, Lactobacilli được xem là tác nhân chính gây ra sâu răng. Vi khuẩn này lên men carbohydrate tạo ra acid, làm pH giảm xuống < 5, sự giảm pH liên tục có thể đưa đến sự khử khoáng trên bề mặt răng, làm mất vôi ở các mô cứng của răng, khởi phát quá trình sâu răng.
Sâu răng do vi khuẩn và mảnh vụn thức ăn bám lại trên cao răng.
Do những ảnh hưởng trên mà cao răng cần được làm sạch định kì 4 đến 6 tháng 1 lần. Cao răng có thể được lấy sạch bằng dụng cụ cầm tay hoặc máy siêu âm. Lấy cao răng bằng máy siêu âm sẽ ít đau hơn, ít chảy máu và sạch hơn. Sauk hi lấy sạch cao răng bạn có thể bị ê buốt và có thể đau một chút tùy mức độ từng người. Cao răng càng nhiều thì cảm giác ê buốt sau khi làm sạch sẽ nhiều hơn. Cảm giác ê buốt sẽ xảy ra khi ăn đồ ăn quá nóng hoặc quá lạnh, tuy nhiên khoảng 2 đến 3 ngày tình trạng này sẽ hết.
Cao răng được tạo nên bởi màng bám sau khi ăn không được cải rửa sạch, vì vậy để ngăn ngừa cao răng cần chải răng sạch sẽ sau khi ăn uống.
Sau khi ăn uống bạn nên:
Vệ sinh sạch sẽ sau khi ăn uống bằng cách chải răng sau 30 phút.
Sử dụng chỉ tơ để làm sạch mảnh vụn thức ăn ở vùng kẽ.
Ngậm nước súc miệng đóng chai sẵn hoặc muối sạch pha loãng.
Kiểm tra định kì răng khoảng 3 tháng 1 lần để giải quyết những vấn đề mà việc vệ sinh răng miệng hàng ngày không giải quyết được như ở vùng kẽ răng, ở mặt xa các răng hàm, ở vùng răng giả.
Không nên đợi nhiều cao răng mới đi lấy, và nên lấy cao răng định kì 4 đến 6 tháng 1 lần để bảo vệ sức khỏe răng miệng.
Vì sao nên lấy cao răng định kì -Nha Khoa Thùy Anh Thái Nguyên.