• Liên kết mạng xã hội với Nha khoa Thùy Anh để cập nhật tin tức nhanh nhất.
Nha khoa Thùy Anh Nha khoa thẩm mỹ 0975.814.662

Những điều cần biết về bệnh lý Khớp Thái Dương Hàm

Khớp thái dương hàm được cấu tạo bao gồm một đĩa khớp nằm ở chính giữa đầu xương của hàm trên và hàm dưới. Xung quanh ổ khớp có các hệ thống dây chằng và các cơ. Sự ăn khớp giữa hai hàm trên dưới cùng với hoạt động của các nhóm cơ cho phép cử động nhai, nói, nuốt được thực hiện dễ dàng. Đây là một trong những khớp phức tạp nhất của cơ thể, chịu trách nhiệm thực hiện vận động hàm.
Khớp thái dương hàm được cấu tạo có thể chuyển động giữa các khớp xương, được bao phủ và ngăn cách bởi sụn khớp và đĩa khớp. Khi khớp thái dương hàm bị viêm nhiễm, chấn thương xương hàm… gây đau theo chu kỳ và co thắt cơ, làm mất cân bằng khớp nối xương hàm dưới và xương sọ gây ra những bệnh lý liên quan tới khớp thái dương hàm.


Nguyên nhân gây nên các bệnh lý Khớp Thái Dương Hàm.

Bệnh lý Khớp Thái Dương Hàm có thể gặp ở tất cả mọi lứa tuổi và đang có xu hướng tăng cao trong những năm gần đây. Các tác nhân gây ra bệnh lý khớp Thái Dương Hàm thường kết hợp với nhau, dẫn đến tình trạng bệnh lý ngày càng nghiêm trọng hơn

  • Do khớp cắn giữa hai hàm răng không được khít, dẫn đến sự lệch lạc của hàm khi cắn.
  • Chấn thương, bị đánh, hoặc há miệng quá to đột ngột làm khớp bị trật ra khỏi vị trí.
  • Do những vấn đề bất thường về răng như: Răng lệch lạc quá nhiều, nhổ răng sai phương pháp, do răng khôn, hoặc mất răng lâu ngày mà không được phục hồi làm các răng có khoảng trống để xô lệch khỏi vị trí ban đầu.
  • Do các yếu tố tâm lý như Stress, áp lực công việc.
  • Thói quen xấu hàng ngày: Nhai kẹo cao su quá nhiều, thường gặp ở những người thường xuyên nói nhiều và liên tục.


Các triệu chứng nhận biết bệnh lý Khớp Thái Dương Hàm.

Những dấu hiệu sau đây sẽ giúp các bạn có thể nhận biết được sớm và điều trị kịp thời trước khi bệnh lý có thể nghiêm trọng hơn. Khi gặp một trong những dấu hiệu sau đây bạn cần đến những cơ sở y tế và phòng khám nha khoa uy tín để được khám và điều trị sớm.

  • Đau đầu hoặc đau nửa đầu, đau tai, đau và tăng nhãn áp.
  • Khó nhai, cảm thấy khó khăn khi nhai, thường xuyên mỏi hàm.
  • Há miệng hạn chế, có tiếng kêu lộc cộc khi há hoặc ngậm miệng.
  • Đôi khi hàm bị kẹp, bị đơ cứng.
  • Khuôn mặt thay đổi, lệch đi trông thấy do một trong 2 bên hoặc cả 2 bên khớp bị viêm.
  • Nghiến răng trong khi ngủ hoặc vô thức nghiến răng ngay cả trong sinh hoạt hàng ngày.

 

Những phương pháp điều trị bệnh lý Khớp Thái Dương Hàm.

Bạn nên biết rằng viêm khớp thái dương hàm tuy không nguy hiểm nhưng nếu không chữa trị sẽ dẫn đến biến dạng cấu trúc trong khớp thái dương hàm, đau khớp, không há miệng được, gây nhiều khó khăn trong ăn uống, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe người bệnh.

Hiện nay có 2 cách điều trị bệnh lý khớp Thái Dương Hàm là

Điều trị bảo tồn:

  • Làm máng nhai, điều chỉnh khớp cắn, kiểm soát emotional stress, điều trị nội khoa, chọc hút, bơm rửa khớp...
  • Chỉnh khớp cắn khi khớp cắn giữa hai hàm không đúng, có thể niềng răng, làm răng sứ để giữa hai hàm không có khoảng cách quá lớn dẫn đến lệch lạc.
  • Máng nhai là khí cụ hỗ trợ điều trị được thiết kế riêng cho từng bệnh nhân, có tác dụng cố định hàm, giúp giảm đau mỏi và cân bằng hệ thống nhai.



Điều trị phẫu thuật:
Phẫu thuật giải phóng đĩa khớp, phẫu thuật thay đĩa khớp, can thiệp lồi cầu...

Nếu các phương pháp được sử dụng mang lại hiệu quả tốt thì các bệnh lý sẽ thuyên giảm và chấm dứt hẳn trong một khoảng thời gian ngắn. Tùy nhiên sau khi lành bệnh, cần thay đổi thói quen xấu và nên sử dụng thực phẩm mềm và dễ ăn nhai, hạn chế đồ ăn cứng có thể ảnh hưởng đến khớp thái dương hàm.

Phòng ngừa hiệu quả các bêệnh lý Khớp Thái Dương Hàm.

Để phòng ngừa bệnh lý khớp thái dương hàm thì các răng lệch lạc nên chỉnh hình, không để mất răng hoặc cần phục hồi sớm những răng mất, vệ sinh răng miệng đúng cách để phòng ngừa các vấn đề về răng miệng và bệnh sâu răng, tránh thói quen xấu như siết chặt răng, nghiến răng, cắn vật cứng.

Nhai hai bên, tránh nhai một bên, không thường xuyên há lớn và lâu. Bạn cũng nên massage nhẹ nhàng vùng hàm. Đồng thời, tham gia các hoạt động thể thao, vui chơi lành mạnh để giảm căng thẳng và lo âu sau thời gian học tập, làm việc.

 

 

Hy vọng những chia sẻ trên đây có thể giúp Quý khách hàng nhận biết sớm giúp việc điều trị các bệnh lý Khớp thái dương hàm dễ dàng hơn, và các phương pháp phòng chữa bệnh. Nha khoa Thùy Anh tự hào có đội ngũ bác sĩ 100% tốt nghiệp Đại học Y Hà Nội , có đầy đủ chuyên môn và kiến thức về Răng - Hàm - Mặt, thường xuyên trau dồi những kiến thức và các phương pháp tối tân nhất qua các khóa học nâng cao và Hội thảo được tổ chức bởi các chuyên gia nha khoa hàng đầu.

    

KHÔNG CẦN PHẢI ĐI ĐÂU XA - VÌ THÁI NGUYÊN ĐÃ CÓ NHA KHOA THÙY ANH

 

Phản hồi của khách hàng

Đây chính là "sản phẩm mơ ước" mà tôi mong muốn từ lâu, nay mới có cơ hội để trở thành hiện thực. Về căn bản tôi rất hài lòng với niềm mơ ước đã đạt được. Cảm ơn BS Tùng, cảm ơn các cộng sự của BS, cảm ơn Nha Khoa Thùy Anh đã mang lại cho tôi niềm vui và nụ cười mơ ước này
Chỉnh nha hàm trên 1 năm ở Răng Thùy Anh, tôi thấy chất lượng dịch vụ rất tốt, máy mọc hiện đại. Các anh chị làm rất nhiệt tình, chu đáo mang lại cho tôi hàm răng đẹp, nhai không đau buốt. Giờ tôi rất tự tin khi giao tiếp và nói chuyện với mội người.
Sau nhiều năm mất răng, tôi đã phục hồi lại về độ thẩm mỹ. Tự tin hơn trong giao tiếp, tôi rất hài lòng thái độ phục vụ Nha Khoa Thùy Anh. cảm ơn các bác sỹ và đội ngũ nhân viên tận tụy, nhiệt tình.

Dịch vụ của nha khoa Thùy Anh