Gia đình bạn có trẻ em không?
Nếu có hoạt động của trẻ thơ trong gia đình thì đó là điều may mắn. Trẻ luôn mang lại nhiều tiếng ồn, và sự vị tha
Bạn sẽ làm gì khi phát hiện con hay cháu bạn bị SÂU RĂNG?
Việc đưa trẻ đi khám Nha Sỹ là vô cùng khó với những bé chưa có trải nghiệm đến phòng khám Nha hoặc với những bé bị ấn tượng xấu về Bác Sỹ ngay từ đầu.
Chính vì vậy điều trị răng cho trẻ em là cả 1 loại nghệ thuật. Đối với người lớn nếu quá trình điều trị được đồng thuận bằng sự tin cậy, sự lý giải, chi phí, thời gian...những yếu tố mang chất lượng minh bạch. Thì với trẻ, để các cháu hợp tác điều trị thực sự rất cần quá trình mô phỏng để biến các cháu thành siêu nhân, thành các hoạt động thường nhật tạo hứng khởi. Tại Nha Khoa Thùy Anh chúng tôi điều trị cho trẻ trên cơ sở của sự Kiên Nhẫn - Yêu thương. Chúng tôi sẽ không bao giờ quát nạt trẻ. Chính vì vậy có nhiều trẻ thất bại điều trị tại các cơ sở khác nhưng khi đến với chúng tôi thì lại rất hợp tác
Bí mật lớn nhất của chúng tôi là KIÊN NHẪN + TÌNH YÊU TRẺ EM.
Các bệnh lý răng miệng thường gặp và cách giải quyết.
1. Sâu răng.
Sâu răng là bệnh lý hay gặp nhất đối với các bé. các bé thường chưa có ý thức cao trong việc tự chăm sóc sức khỏe vệ sinh răng miệng. Do vậy bố mẹ cần hỗ trợ bé chải răng, nhắc nhở bé và luyện tập cho bé.
Để dạy bé súc miệng, bố mẹ có thể thiết kế trò chơi, phun nước bằng miệng. Bé và mẹ ngậm nước lọc vào miệng rồi thi nhau nhổ ra xa xem ai nhổ khoảng cách xa hơn, sau đó tăng dần cấp độ, dạy cho trẻ sục ra tiếng như tiếng cano chạy, không được để nước rơi xuống họng rồi mới nhổ ra ngoài. Cứ như thế, chỉ sau vài buổi là trẻ có thể tự súc miệng bằng nước muối được.
Khi trẻ đã có sâu răng, các bác sỹ sẽ đánh giá xem lỗ sâu đã gần sát tủy hay là chưa, nếu lỗ sâu chưa đến tủy sẽ có 3 loại chất hàn được sử dụng để trám cho bé là:
+ Hàn pritex: 50.000 đ/răng
+ Hàn Fuji : 80.000 đ/răng
+ Hàn Composite 100.000 đ/răng
Với trường hợp lỗ sâu đến tủy, nha sỹ sẽ chỉ định điều trị tủy
2. Điều trị tủy răng.
Thường sẽ có 3 buổi hẹn điều trị tủy, nha sỹ sử dụng file nội nha chuyên dụng, lấy hết tủy viêm, làm sạch hệ thống tủy răng và hàn bịt kín
Mục đích của việc điều trị tủy là để giữ răng cho đến tuổi thay răng vĩnh viễn
Vì nếu mình nhổ răng sữa sớm thì sẽ dẫn đến đổ, nghiêng răng. Lệch hàm và lệch lạc răng sau này.
Nhiều phụ huynh suy nghĩ rằng, trẻ bị đau răng sữa, mà răng sữa thì sẽ thay nên không cần phải lấy tủy làm gì. Đây là suy nghĩ cực kỳ sai lầm. Vì độ tuổi răng sữa trẻ cần nhiều dinh dưỡng để phát triển toàn diện cả thể chất lẫn tinh thần, nếu trẻ không có 1 hàm răng khỏe mạnh thì sẽ không thể cung cấp đủ dinh dưỡng được
3. Giữ khoảng khi bị mất răng hàm.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến mất răng hàm sữa ở trẻ, có thể do sâu răng, do chấn thương...
Khi trẻ mất răng sữa sớm (chưa đến tuổi thay) các răng khác sẽ đổ vào khoảng mất răng, gây chen chúc răng, lệch hàm sau này. Chính vì vậy cần thực hiện hàm giữ khoảng, để chờ cho đến khi các răng vĩnh viễn mọc lấp vào khoảng trống mất răng này
MỘT SỐ CÂU HỎI THƯỜNG GẶP ĐỐI VỚI RĂNG TRẺ EM.
Răng sữa bắt đầu mọc như thế nào?
- Vào khoảng 6 – 8 tháng tuổi, răng cửa hàm dưới sẽ mọc lên đầu tiên, tiếp theo là răng cửa hàm trên, răng hàm thứ nhất, răng nanh và răng hàm thứ 2
Thứ tự |
Răng cửa giữa |
Răng cửa bên |
Răng hàm thứ 1 |
Răng nanh |
Răng hàm thứ 2 |
Tuổi (tháng) |
6 - 8 |
8 - 10 |
12 - 16 |
16 - 20 |
21 - 30 |
- Khi được 2 – 2 tuổi rưỡi, trẻ sẽ mọc đủ 20 chiếc răng sữa
- Một số trẻ khi mọc răng sữa thì bình thường, nhưng một số trẻ có thể xuất hiện các triệu chứng như sốt nhẹ, chảy nước dãi, lợi hơi đỏ; khi đó, bố mẹ có thể cho trẻ uống thuốc hạ sốt và nhớ làm sạch răng sau ăn; nặng hơn, trẻ có thể quấy khóc, bỏ ăn, sốt cao thì bố mẹ nên đưa trẻ đi khám bác sĩ để có chỉ dẫn thích hợp.
Tại sao răng sữa lại dễ bị sâu và sún?
- Đó là do cấu tạo răng sữa có tỉ lệ chất khoáng vô cơ thấp và độ cứng men răng sữa yếu hơn răng vĩnh viễn rất nhiều nên dễ sâu nhanh cũng như sâu xảy ra ở nhiều răng.
- Để kích thích hàm răng sữa mọc lên và phát triển tốt, bố mẹ cần chú ý đến vấn đề vệ sinh răng miệng cho bé theo các giai đoạn sau:
+ Thứ 1, vào giai đoạn khi bé chưa mọc răng, mẹ dùng một miếng gạc mềm cuộn vào ngón tay nhúng vào nước sạch hay nước muối sinh lý, lau nhẹ nhàng và massage lợi sau mỗi bữa ăn và ngay trước khi bé đi ngủ.
+ Thứ 2, vào giai đoạn những chiếc răng sữa mọc lên, bố mẹ hướng dẫn bé súc miệng ngay sau khi ăn hay uống sữa (có thể bằng cách cùng bé chơi trò chơi ngậm nước – súc miệng và nhổ ra để tạo hứng khởi cho trẻ làm quen); đồng thời, cũng phải sử dụng gạc mềm nhúng vào nước muối sinh lý để lau sạch răng cho bé.
+ Tiếp theo là giai đoạn trẻ khoảng 2 tuổi, bố mẹ dùng bàn chải lông mềm loại dành cho trẻ em có kích cỡ nhỏ, không cần kem đánh răng để chải sạch răng, 2 lần/ngày. Bố mẹ chải răng cho trẻ tới khoảng 4 tuổi, khi đó trẻ sẽ có đủ sự khéo léo để tự chải. Cho trẻ chải răng với kem đánh răng khi trẻ được khoảng 4 tuổi để tránh trường hợp trẻ nuốt kem đánh răng.
Và nếu răng sữa bị sâu, nó sẽ ảnh hưởng như thế nào?
Trước tiên, muốn biết răng sữa có bị sâu hay không, bố mẹ có thể quan sát trên bề mặt răng sẽ thấy:
- Khi răng sữa bị sâu ở mức độ nhẹ: bề mặt răng sẽ xuất hiện các lỗ đen hay trẻ bị giắt thức ăn giữa các kẽ răng, bố mẹ nên đưa trẻ đi khám sớm, nha sĩ đơn giản sẽ hàn lại chiếc răng sâu này.
Hàn răng là một trong những thủ thuật cơ bản trong nha khoa có chi phí thấp để dự phòng sâu răng ăn tới tủy.
- Nếu sâu răng để lâu tiến triển, lỗ sâu sẽ to dần và ăn tới tủy răng; khi đó, trẻ sẽ bị đau nhức ở răng, có thể sốt và sưng mủ tại vị trí đó.
Để điều trị 1 chiếc răng sữa khi bị sâu vào tủy thường sẽ có 3 giải pháp như sau:
+ Thứ 1, nếu sau khi chụp phim kiểm tra, thấy rằng chiếc răng sữa đó sắp thay, chiếc răng vĩnh viễn phía dưới sắp mọc lên, bác sĩ sẽ có chỉ định nhổ chiếc răng sữa đó đi.
+ Thứ 2, nếu răng sữa chưa đến tuổi thay, bác sĩ sẽ cố gắng điều trị tủy bảo tồn chiếc răng đó để chờ tới khi chiếc răng mới mọc lên. Việc điều trị tủy thường sẽ mất từ 2-3 buổi hẹn đến khi hết đau mới hàn vĩnh viễn lại cho trẻ.
+ Thứ 3, nếu chiếc răng đó bị viêm nhiễm quá nặng hay phần mô răng bị sâu vỡ quá lớn, không thể điều trị bảo tồn, bác sĩ bắt buộc phải nhổ phần còn lại của chiếc răng đó đi.
Việc nhổ răng sữa khi chưa tới tuổi thay như này sẽ có ảnh hưởng không tốt tới quá trình mọc của chiếc răng vĩnh viễn bên dưới.
Những thói quen xấu gây ảnh hưởng tới sự phát triển của xương hàm và răng của trẻ mà bố mẹ có thể theo dõi là gì:
- Đầu tiên, đó là thói quen bú bình khi ngủ. Một số bà mẹ ru con ngủ bằng cách cho bé ngậm bình sữa hoặc bình chứa các loại chất ngọt. Những chất này đọng lại lâu trên răng sẽ tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn lên men thành axit dẫn đến sâu răng hàng loạt như trên hình đây.
Hãy tập cho trẻ thói quen uống nước bằng cốc, từ bỏ thói quen bú bình khi trẻ được khoảng 12 – 18 tháng tuồi và luôn vệ sinh sạch răng cho bé sau mỗi lần ăn hay bú sữa.
- Thứ 2 là thói quen mút ngón tay. Nếu thói quen này không được loại bỏ trước 3 – 4 tuổi thì dễ gây lệch lạc răng và xương hàm, làm các răng cửa không cắn khít được, hàm trên bị chìa ra và phát âm bị thay đổi. Để điều trị thường sử dụng một số biện pháp sau: bố mẹ hay bác sĩ có thể thỏa thuận và khen ngợi, đưa ra phần thưởng khi trẻ có thể chấm dứt mút ngón tay trong 1 thời gian nhất định; nếu không được có thể bôi các chất khó chịu, cay, đắng (như ớt chẳng hạn) lên ngón tay hay mút hoặc bọc ngón tay lại bằng vải, bao tay.
- Thứ 3 là thói quen thở miệng: thường gặp ở trẻ nhỏ bị tắc đường hô hấp trên do viêm mũi, viêm Amydale, viêm VA...Khi đó, có thể thấy cung hàm hẹp, các răng hàm trên chìa ra trước và môi không khép kín ở tư thế nghỉ. Bố mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ để chẩn đoán và can thiệp sớm.
- Thứ 4 đó là thói quen đẩy lưỡi, lưỡi đẩy vào giữa răng cửa hàm trên và hàm dưới là răng di chuyển ra trước và gây cắn hở vùng răng cửa. Bố mẹ hãy đưa trẻ đến bác sĩ nếu nhìn thấy như vậy.
- Một hiện tượng bất thường nữa cũng hay gặp đó là phanh môi bám thấp gây khe thưa giữa 2 răng cửa hay tật dính lưỡi do phanh lưỡi ngắn, cản trở hoạt động phát âm, ăn uống.
- Một số thói quen khác nữa của trẻ cũng gây lệch lạc khớp cắn như:
+ Cắn môi làm thưa và chìa các răng cửa
+ Cắn móng tay, cắn bút chì làm mòn răng cửa
+ Chống cằm, nghiêng nhiều về 1 bên khi ngủ cũng có thể gây lệch hàm, bất xứng trên khuôn mặt.
Bản quyền thuộc Nha Khoa Thùy Anh quý vị đăng lại xin trích dẫn nguồn.