Ngừa sâu răng với thuốc bôi bề mặt - Nha Khoa Thùy Anh Thái Nguyên
Sâu răng xảy ra khi lớp men răng bị vi vi khuẩn tích tụ trên mảng bám tấn công, hình thành các lỗ hổng trên bề mặt răng. Nếu lớp men răng bị phá vỡ vi khuẩn sẽ dễ dàng tấn công ngà và tủy răng. Sản phẩm gel Fluor là sản phẩm có thể hỗ trợ trong một số trường hợp giúp ngừa sâu răng, đặc biệt là ở trẻ em.
1. Fluor là gì?
Fluor là một khoáng chất tự nhiên giúp bù đắp những tổn thương nhẹ trên bề mặt men răng, giúp ngăn ngừa tình trạng sâu răng. Fluor giúp men răng trở nên chắc khỏe hơn, ngừa sâu răng tốt hơn. Men răng là lớp ngoài cùng của răng và có độ cứng lớn nhất giúp bảo vệ răng khỏi sự tấn công của vi khuẩn từ bên ngoài.
Gel bôi Fluor là một dạng flour nồng độ cao phủ lên bề mặt răng được thực hiện bởi nha sĩ hoặc nhân viên y tế chăm sóc sức khỏe. Gel này không phải một lớp phủ vĩnh viễn nhưng do khả năng bám dính nó có thể bám nhiều giờ trên bề mặt răng giúp bảo vệ men răng.
2. Chỉ định bôi gel fluor trên bề mặt răng.
Thuốc bôi bề mặt răng gel flour được chỉ định trong một số trường hợp sau:
Người có nguy cơ sâu răng ở mức trung bình và cao, đặc biệt đối tượng trẻ em dưới 5 tuổi khả năng vệ sinh răng miệng chưa tốt.
Tái tạo các tổn thương ở ngà răng, chân răng ở người cao tuổi để ngăn ngừa tổn thương ngà chân răng đang phổ biến và lan rộng. Đối tượng này có thể cần nồng độ Fluor cao hơn bình thường.
Các tổn thương nghiêm trọng về men răng cũng có thể cần sử dụng đến flour nồng độ cao để tái khoáng.
Ngăn ngừa sâu răng trên bề mặt chân răng.
Chỉ định sử dụng gel bôi fluor khá rộng rãi tuy nhiên sẽ chống chỉ định trong một số trường hợp như
Bệnh nhân có nguy cơ sâu răng thấp hoặc không bị sâu răng.
Người sống ở khu vực mà nước có fluor.
Chống chỉ định tuyệt đối với người đang bị viêm lợi, miệng.
3.Quy trình phủ gel fluor để ngăn ngừa sâu răng
Trước khi phủ gel flour lên bề mặt răng bệnh nhân cần được làm sạch răng bằng các biện pháp chuyên dụng tại nha khoa như lấy cao răng.
Tiếp theo bề mặt răng sẽ được làm khô, nha sĩ có thể dùng tăm bông có gel fluor phủ lớp mỏng đều lên bề mặt răng.
Sau khi bôi gel flour cần kiêng ăn nhai trong khoảng 2h, bệnh nhân cũng cần ngưng chải răng vào ngày bôi fluor vì chải răng có thể khiến lớp gel flour bị loại bỏ.
Về tần suất bôi gel fluor thì không có một con số cụ thể. Các chuyên gia khuyến nghị có thể bôi fluor khoảng 4 lần 1 năm cho những bệnh nhân có nguy cơ sâu răng cao, đặc biệt là đối tượng trẻ em.
4. Ưu nhược điểm của việc bôi gel fluor bôi bề mặt răng.
Ưu điểm:
Thời gian thực hiện nhanh chóng, gel fluor nhanh chóng khô và bám lại trên bề mặt men răng giúp bảo vệ răng.
Do khả năng bám dính fluor có thể bám chặt nhiều giờ trên bề mặt răng
Theo nghiên cứu đã được công bố thì việc bôi fluor bởi nha sĩ và chuyên gia y tế sẽ an toàn ngay cả với trẻ dưới 6 tuổi.
Phương pháp này có thể được sử dụng một cách đơn giản và nhanh chóng.
Nhược điểm:
Do màu sắc và sự bám dính của một số thuốc bôi bề mặt fluor nên có thể gây đổi màu tạm thời trên răng và một số vật liệu trám răng.
Thuốc bôi sẽ bị mài mòn dần khi ăn nhai và chải răng
Ở một số bệnh nhân nhạy cảm thì gel fluor có thể gây buồn nôn đặc biệt khi răng trong 24h đầu sau điều trị.
Thuốc bôi bề mặt fluor đã được chứng minh an toàn khi được nha sĩ sử dụng với trường hợp cần thiết tuy nhiên cha mẹ không nên lạm dụng việc tự sử dụng các sản phẩm bôi bề mặt flour tại nhà cho trẻ vì có thể rơi vào các trường hợp chống chỉ định bôi flour. Việc thực hiện không đúng không những không mang lại hiệu quả mà còn có thể gây hại cho trẻ.