Thế nào được coi là chậm mọc răng - Nha khoa Thùy Anh Thái Nguyên
Chậm mọc răng ở trẻ được đánh giá như thế nào, việc chậm mọc răng có ảnh hưởng đến sức khỏe hay sự phát triển của trẻ không? Như thế nào được coi là chậm mọc răng thì trong bài viết dưới đây Nha Khoa Thùy Anh Thái Nguyên sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn dựa trên đánh giá chuyên môn của bác sĩ nha khoa.
Trẻ nhỏ khi được khoảng 6 tháng tuổi những chiếc răng đầu tiên bắt đầu nhú lên và đầy đủ răng sữa khi được 2 tuổi hoặc 2,5 tuổi. Tuy nhiên không phải tất cả trẻ đều có lịch trình mọc răng giống như nhau, có những trẻ mọc sớm cũng có những trẻ mọc muộn, khi hơn 1 tuổi vẫn chưa có răng mọc dù được bổ sung dinh dưỡng đầy đủ.1. Quá trình mọc răng ở trẻ nhỏ.
Mỗi trẻ có tiến trình mọc răng khác nhau, số răng của trẻ thường bằng số tháng tuổi trừ đi 4. Thông thường khoảng 6 tháng trẻ sẽ có chiếc răng đầu tiên và bắt đầu mọc từ răng răng cửa hàm dưới sau đó là răng hàm trên. Tuy nhiên cũng có những trường hợp ngoại lệ với răng hàm trên mọc trước hàm dưới. Sau khi răng cửa mọc lên thì sẽ đến răng hàm sữa thứ nhất phía trong và đến răng nanh.
Thời điểm răng cối sữa thứ 2 mọc lên là lúc bộ răng sữa của trẻ đã mọc đủ, trẻ sẽ có 10 răng hàm trên và 10 răng hàm dưới.
Theo tiêu chuẩn chung thì thứ tự mọc răng của trẻ sẽ diễn ra theo nguyên tắc như sau:
Tháng thứ 7 trẻ bắt đầu mọc răng cửa
Tháng thứ 11 mọc đủ 4 răng cửa gồm 2 răng cửa hàm trên, 2 răng cửa hàm dưới.
Tháng thứ 15 mọc thêm 4 răng cửa bên (tức là lúc này trẻ mọc đủ 8 chiếc răng cửa)
Tháng thứ 19 sẽ mọc thêm 4 răng hàm nhỏ
Tháng thứ 23 bé mọc thêm 4 răng nanh
Tháng thứ 27 mọc thêm 4 răng hàm nhỏ số 5
Răng vĩnh viễn sẽ mọc từ 6 đến 12 tuổi bao gồm thay răng sữa và mọc thêm răng hàm lớn số 6 và 7
Răng khôn sẽ mọc cuối cùng muộn hơn hẳn ở khoảng 16 đến 25 tuổi.
2. Thế nào là chậm mọc răng ở trẻ
Chậm mọc răng là tình trạng răng sữa mọc chậm hơn độ tuổi thông thường ở trẻ nhỏ. nếu ngoài 12 tháng mà răng sữa chưa bắt đầu mọc thì được coi là chậm mọc răng.
Thông thường răng sữa sẽ bắt đầu mọc khi bé được 6 tháng tuổi và đủ răng sữa khi 2,5 tuổi. Nếu bé nhà bạn đã qua 12 tháng tuổi nhưng vẫn chưa có chiếc răng nào thì bé đang bị chậm mọc răng.
Trẻ chậm mọc răng nhưng vẫn phát triển về thể chất bình thường thì đó là do sinh lý của trẻ.
Nếu trẻ chậm mọc răng nhưng kèm theo hiện tượng còi cọc, không đạt chuẩn về chiều cao và cân nặng, trằn trọc khó ngủ, mồ hôi trộm vào ban đêm thì khả năng chậm mọc răng có thể do thiếu dinh dưỡng.
Sau 12 tháng tuổi trẻ chưa mọc răng thì cha mẹ cần đưa trẻ tới bác sĩ để được thăm khám và xử lý kịp thời.
3. Nguyên nhân chậm mọc răng ở trẻ
Nguyên nhân chậm mọc răng có thể chia thành 2 nhóm chính.
Nguyên nhân chủ quan:
- Do suy tuyến giáp
Suy tuyến giáp có thể gây chậm mọc răng ở trẻ. Với nguyên nhân này thì trẻ cần được tư vấn y tế với bác sĩ chuyên khoa. Suy giáp có thể gây ra hiện tượng chậm đi, chậm nói và thừa cân béo phì.
- Do bẩm sinh
Nguyên nhân bẩm sinh là một trong những yếu tố được các bác sĩ chỉ ra khi trẻ chậm mọc răng, lúc này không hẳn là trẻ thiếu dinh dưỡng. Trẻ sinh non thì thường mọc răng chậm hơn những trẻ sinh đủ tháng bình thường.
- Do thiếu vitamin D
Thiếu hụt vitamin D sẽ khiến cơ thể không thể sử dụng canxi để xây dựng cấu trúc xương và răng. Do đó thiếu vitamin D có thể là lý do khiến trẻ em chậm mọc răng. Vitamin D có trong ánh nắng mặt trời tuy nhiên việc phơi nắng với trẻ nhỏ không phải một phương án tối ưu. Cha mẹ có thể bổ sung vitamin D cho trẻ bằng đường uống đặc biệt với trẻ sinh non. Thiếu vitamin D có thể khiến trẻ bị ảnh hưởng trong việc hình thành xương, răng.
- Do thiếu canxi
Với những trẻ bị thiếu canxi sẽ khiến cho các mầm răng kém phát triển nên không thể nhú dài ra được. Sữa chính là nguồn cung cấp canxi tốt nhất cho trẻ. Trong 6 tháng đầu trẻ vẫn bú sữa mẹ, do đó nếu người mẹ trong quá trình cho trẻ bú ăn uống kiêng khem sẽ dẫn đến thiếu canxi trong sữa để cung cấp cho trẻ. Ngoài ra, việc cơ thể trẻ hấp thụ quá nhiều lượng Photpho cũng có thể khiến cho việc hấp thụ canxi của trẻ bị giảm đi.
- Hấp thụ quá nhiều Photpho:
Photpho cũng cần thiết cho cơ thể tuy nhiên quá nhiều Photpho ngăn cản quá trình hấp thụ Canxi của cơ thể. Vì thế trẻ thừa Photpho sẽ bị thiếu Canxi khiến mầm răng lâu nhú lên khỏi nướu. Trẻ bị thừa Photpho còn kèm theo các biểu hiện như xơ cứng mạch máu, suy thận và tim phình to .
- Suy dinh dưỡng:
Thể chất của trẻ kém phát triển, không tạo đủ năng lượng cung cấp cho các hoạt động cho trẻ cũng có thể khiến răng mọc muộn hơn so với những trẻ có đủ dinh dưỡng, thể chất tốt.
- Trẻ mắc một số bệnh lý:
Có thể do trẻ mắc hội chứng Down hoặc trẻ có vấn đề bất thường về tuyến yên cũng có khả năng mọc răng chậm hơn những trẻ bình thường.
4. Trẻ chậm mọc răng có nguy hiểm không?
Khi con chậm mọc răng cha mẹ đừng quá vội lo lắng vì răng mọc chậm không gây nguy hiểm cho con. Mỗi trẻ sẽ thể chất và tốc độ phát triển khác nhau vì vậy không nên so sánh con với các trẻ khác. Trẻ có thể mọc răng ngay khi 4 tháng tuổi nhưng cũng có những trẻ bắt đầu từ khi 9 hoặc 10 tháng tuổi. Khi cảm thấy lo lắng vì con mọc răng muộn hơn các bạn gia đình nên cho bé đi thăm khám với bác sĩ chuyên môn để được đánh giá về dinh dưỡng hoặc các yếu tố ảnh hưởng khác. Bác sĩ có thể chỉ định chụp phim xquang để xem có vấn đề gì bất thường với trẻ hay không.
Trẻ bị thiếu canxi là một trong những nguyên nhân có thể gây chậm mọc răng ở trẻ, tuy nhiên trẻ mọc răng đúng không có nghĩa là không thiếu canxi. Có một số trẻ đặc biệt khi sinh ra đã có nanh cứng tương tự như răng. Nếu trẻ mọc răng sớm khi mới 3 tháng tuổi thì cha mẹ cũng không cần quá lo lắng lúc này cha mẹ cần chú ý hơn tới việc ăn nhai của trẻ, việc mọc răng gây đau, sốt, mệt mỏi và chán ăn.
Chậm mọc răng không quá lo lắng tuy nhiên chậm mọc răng có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý khác cần được thăm khám và điều trị kịp thời. Việc mọc răng sữa chậm có thể còn dẫn đến một số hệ lụy như:
Răng sữa mọc chậm làm răng vĩnh viễn sai lệch sau này
Viêm quanh răng do răng vẫn nằm dưới bề mặt nướu
Bộ răng vĩnh viễn xuất hiện cùng lúc với răng sữa mọc chậm, tạo thành "hàm răng đôi", trường hợp hiếm có thể xảy ra là răng vĩnh viễn sẽ mọc trước răng sữa. Hệ quả là răng sữa và răng vĩnh viễn tồn tại song song khiến cho bé có hai hàm răng.
Tóm lại: Trẻ nhỏ sau 12 tháng tuổi mà trẻ chưa bắt đầu mọc răng có thể được coi là răng mọc chậm, cha mẹ có thể cho trẻ đi thăm khám để được bác sĩ tư vấn đánh giá những vấn đề liên quan đến chậm mọc răng để tránh những hệ lụy về sau. Ngoài ra cha mẹ nên bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ để hỗ trợ sự phát triển của con tốt nhất.