Trẻ thay răng sữa cha mẹ cần lưu ý những gì? Nha khoa Thùy Anh Thái Nguyên
Răng sữa là răng mọc từ khi trẻ được khoảng 6, 7 tháng tuổi và sẽ thay khi trẻ khoảng 5, 6 tuổi. Vì răng sữa sẽ thay nên nhiều cha mẹ chưa có sự quan tâm đúng mức đến hàm răng sữa của con trẻ. Điều này khiến trẻ gặp những khó khăn khi ăn nhai, ảnh hưởng đến thẩm mỹ và tâm lý của trẻ khi bị sâu, sún…
Thay răng sữa được xem là một dấu mốc quan trọng với hàm răng của trẻ nhỏ, nó ảnh hưởng trực tiếp tới việc hình thành và cả vẻ đẹp của hàm răng vĩnh viễn, cùng tìm hiểu kỹ hơn về giai đoạn này cha mẹ nhé.
1. Mấy tuổi thì trẻ thay răng sữa?
Chiếc răng sữa đầu tiên của trẻ sẽ mọc khi khoảng 6 tháng tuổi, tuy nhiên cũng có trẻ mọc răng muộn hơn. Đến khoảng 3, 4 tuổi trẻ sẽ có đủ 20 chiếc răng sữa gồm 4 chiếc răng cửa giữa, 4 chiếc răng cửa bên, 4 răng nanh và 8 răng hàm.
Sau một thời gian trẻ sử dụng hàm răng sữa thì khoảng 5 đến 6 tuổi trẻ sẽ bắt đầu thay răng. Lúc này những chiếc răng sữa sẽ lung lay dần và rụng để nhường chỗ cho răng vĩnh viễn. Sẽ có trường hợp trẻ thay răng sớm hơn ở khoảng 4 tuổi hoặc trễ hơn khi trẻ 7 hoặc 8 tuổi.
Đa phần các bé gái sẽ thay răng sớm hơn các bé trai và răng hàm dưới sẽ được thay trước.
Răng sữa của trẻ thường khác răng vĩnh viễn một chút ở độ trắng, và kích thước. Răng sữa sẽ nhỏ hơn, trắng hơn do men răng sữa mỏng hơn răng vĩnh viễn. Chân răng sữa cũng nhỏ và nông hơn răng vĩnh viễn.
2. Trẻ sẽ thay bao nhiêu chiếc răng?
Trẻ sẽ thay hết 20 chiếc răng sữa theo thứ tự như sau:
2 răng cửa giữa hàm dưới: 6 đến 7 tuổi
2 răng cửa giữa hàm trên: 6 đến 7 tuổi
2 răng cửa bên hàm trên: 7 đến 8 tuổi
2 răng cửa bên hàm dưới: 7 đến 8 tuổi
2 răng hàm nhỏ thứ nhất hàm trên: 9 đến 11 tuổi
2 răng hàm nhỏ thứ nhất hàm dưới :9 đến 11 tuổi
2 răng nanh hàm trên: 10 đến 12 tuổi
2 răng nanh hàm dưới: 9 đến 12 tuổi
2 răng hàm thứ 2 hàm trên: 10 đến 12 tuổi
2 răng hàm thứ 2 hàm dưới : 10 đến 12 tuổi
Toàn bộ răng cửa và 8 chiếc răng hàm ở cả 2 hàm là răng hàm số 4 và 5. Đến khi răng hàm số 6 và 7 mọc lúc trẻ khoảng 12 tuổi, răng số 8 ( răng khôn) khoảng 16 đến 25 thì sẽ không thay mới. Răng số 6, 7 ,8 chỉ mọc một lần duy nhất.
Để con có được hàm răng vĩnh viễn đều đẹp cha mẹ cần theo dõi lịch thay răng của trẻ để nhổ đúng thời điểm.
3. Cha mẹ cần làm gì khi răng có dấu hiệu muốn thay răng sữa?
Dấu hiệu răng sữa lung lay là dấu hiệu dễ nhận biết nhất về thời điểm trẻ thay răng. Răng sữa sẽ được đẩy dần lên bởi mầm răng vĩnh viễn khiến răng lung lay. Răng sữa nên được nhổ đúng thời điểm không quá muộn cũng không quá sớm.
Nếu răng được nhổ hoặc mất quá sớm có thể khiến răng vĩnh viễn bị ảnh hưởng, khả năng ăn nhai của trẻ giảm sút.
Nhổ răng sữa quá muộn có thể khiến có răng vĩnh viễn không có chỗ mọc lên, có thể là một trong các yếu tố khiến răng mọc lệch lạc chen chúc.
Răng sữa sẽ có thể được nhổ dễ dàng khi đã đủ lung lay, đôi khi cha mẹ có thể tự nhổ cho trẻ tại nhà tuy nhiên điều này không được khuyến khích cha mẹ nhé.
Vì sao không nên tự nhổ răng cho trẻ tại nhà?
-
Yếu tố vô khuẩn không được đảm bảo. Khi cha mẹ tự nhổ răng cho trẻ tại nhà sử dụng những dụng cụ không được vô khuẩn có thể làm nhiễm trùng vùng nhổ răng.
-
Sử dụng các dụng cụ không chuyên dụng không phù hợp có thể làm tổn thương nướu của trẻ gây chảy máu. Đặc biệt cha mẹ thường sử dụng chỉ có thể khiến trẻ bị tổn thương.
-
Nhổ răng khôn đúng thời điểm, cha mẹ có thể nhổ răng cho trẻ sớm hoặc muộn hơn thời điểm cần thiết gây trở ngại cho răng vĩnh viễn.
Mặc dù nhổ răng sữa khá đơn giản nhưng cha mẹ vẫn nên đưa trẻ đến bác sĩ để được kiểm tra và nhổ răng toàn toàn.
4. Chăm sóc trẻ khi thay răng như thế nào?
Hướng dẫn, nhắc nhở và hỗ trợ trẻ vệ sinh răng miệng 2 lần 1 ngày. Hướng dẫn trẻ sử dụng chỉ tơ làm sạch toàn bộ vùng kẽ cũng như bề mặt răng để tránh bệnh về nướu và sâu răng.
Cho trẻ đi khám định kỳ theo lịch hẹn với nha sĩ, phát hiện răng lung lay thì đưa trẻ đi khám ngay.
Chườm lạnh hoặc dùng thuốc giảm đau khi trẻ đau nhiều theo chỉ định của bác sĩ.
Tránh cho trẻ ăn những đồ ăn cứng, quá nóng khiến trẻ cảm thấy khó chịu.
Quan sát những thói quen xấu như đẩy lưỡi, mút tay, cắn bút, chống cằm… Những thói quen này có thể khiến răng hô, răng mọc lệch, răng mọc chen chúc hoặc quá thưa, răng hàm trên không khớp với hàm dưới.
Hy vọng bài viết trên sẽ giúp cha mẹ có thể hiểu hơn về răng sữa và giai đoạn thay răng của trẻ. Để con có hàm răng chắc khỏe đều đẹp cha mẹ đừng quên cho trẻ đi nha sĩ thăm khám định kỳ nhé.