Nhổ răng sữa cho bé và những điều cha mẹ cần biết - Nha Khoa Thùy Anh Thái Nguyên
Thay răng sữa là giai đoạn mà bất cứ đứa trẻ nào cũng trải qua. Hiện nay khi ý thức chăm sóc răng miệng được nâng cao bố mẹ cũng quan tâm nhiều hơn đến răng miệng của con trẻ. Vậy khi nào nên nhổ răng sữa cho trẻ, răng sữa chưa lung lay có nên nhổ không và nhổ như thế nào thì chúng tôi sẽ giải đáp trong bài viết dưới đây.
1. Tại sao phải nhổ răng sữa? Khi nào nên nhổ răng cho trẻ?
Răng sữa là hàm răng đầu tiên của trẻ, mọc từ rất sớm khi trẻ mới được vài tháng tuổi. Và đến một độ tuổi nhất định khoảng 6 đến 12 tuổi những chiếc răng sữa này sẽ được thay thế bằng những chiếc răng vĩnh viễn. Thông thường răng sữa sẽ tự lung lay và rụng, tuy nhiên cũng có những trường hợp cần can thiệp nhổ răng chủ động cho trẻ.
Khi răng sữa của trẻ có dấu hiệu lung lay bố mẹ cần lưu ý bởi trong quá trình ăn nhai răng có thể bị rụng và khiến trẻ nuốt nhầm.
Ngoài ra còn có một số trường hợp khi răng sữa đã lung lay mà bé ăn những đồ dai cứng hoặc va chạm khi nô đùa khiến cho chân răng bị bật lên gây đau nhức, chảy máu chân răng, sẽ khó chịu hơn khi chủ động nhổ bỏ.
Khi thấy răng trẻ lung lay bố mẹ nên chủ động cho trẻ đến nha sĩ để nhổ bỏ, nhổ răng tại nha khoa giúp đảm bảo an toàn khi nhổ răng vì tại nha khoa dụng cụ được vô khuẩn, bác sĩ cũng có kinh nghiệm cũng như có hướng xử lý nếu nhổ răng có chảy máu.
2. Nên làm gì khi trẻ đến tuổi thay răng mà răng sữa chưa lung lay?
Răng vĩnh viễn sẽ mọc lên tại chính vị trí răng sữa sẽ rụng đi để thay thế nó, tuy nhiên trong một số trường hợp răng sữa mãi chưa lung lay và rụng khiến răng vĩnh viễn không có chỗ mọc lên.
Mặc dù biết tuổi thay răng của trẻ không hoàn toàn giống nhau nhưng nếu qua giai đoạn thay răng (6 - 12 tuổi) mà răng sữa vẫn chưa lung lay và rụng đi thì răng vĩnh viễn có thể không bao giờ mọc được lên nữa. Điều này ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng và thẩm mỹ răng của trẻ.
Trong trường hợp răng trẻ quá lâu không thay bố mẹ nên cho trẻ đến nha sĩ kiểm tra, Khi phát hiện có mầm răng ở phía dưới bác sĩ có thể nhổ bỏ răng sữa và hỗ trợ cho răng vĩnh viễn có điều kiện thuận lợi để mọc lên.
Răng sữa chưa thay răng vĩnh viễn đã mọc
3. Làm gì khi răng sữa bị sâu?
Hiện tượng răng sữa của trẻ bị sâu, sún không hề hiếm gặp vì trong quá trình ăn uống trẻ rất thích các món ăn có vị ngọt, hàm lượng đường cao. Đồng thời ý thức vệ sinh răng miệng của trẻ cũng chưa tốt vì vậy việc sâu răng hoàn toàn có thể xảy ra.
Điều đầu tiên bố mẹ cần làm là có một chế độ ăn hợp lý cho con, giúp trẻ vệ sinh răng miệng để hạn chế việc sâu răng.
Ngay khi phát hiện răng sữa của trẻ bị sâu cần đưa trẻ đến nha sĩ, mức độ nhẹ có thể điều trị, nếu sâu răng quá nặng có thể chủ động loại bỏ răng sữa để tránh viêm tủy gây đau nhức khó chịu cho trẻ.
4.Những ảnh hưởng khi nhổ răng sữa sớm
Việc nhổ răng sữa quá sớm không mang lại lợi ích không giúp răng vĩnh viễn mọc nhanh và đẹp hơn mà thậm chí còn gây ra nhiều tác động xấu lên hàm răng của trẻ.
Vì một lý do nào đó mà phải nhổ bỏ răng sữa của trẻ khi chưa lung lay có thể gây ra hiện tượng chảy máu, đau đớn và sợ hãi cho trẻ.
Ngoài ra việc nhổ răng sữa quá sớm còn ảnh hưởng đến ăn nhai và phát âm của trẻ, đặc biệt là khi học ngoại ngữ. Bởi vì môi, răng hàm trên, hàm dưới cần kết hợp với nhau để có thể phát âm chính xác.
5. Nhổ răng sữa cho trẻ như thế nào là đúng cách?
Thông thường cha mẹ cần nhắc nhở trẻ tự lắc nhẹ răng sữa khi bắt bầu dung lay, có thể sử dụng lưỡi để đẩy các răng này. Sau một vài tháng răng mới mọc lên chân răng cũ tiêu dần đi và sẽ bị đẩy lên dễ dàng.
Có một số bậc cha mẹ muốn nhổ răng sữa cho trẻ tại nhà bằng chỉ hoặc các dụng cụ khác, tuy nhiên cách này có thể gây nguy hiểm cho trẻ như có thể gây chảy máu, nhiễm trùng do dụng cụ hoặc tay không được vệ sinh sạch. Chân răng cũng có thể bị sót lại gây viêm sưng ảnh hưởng tới các mô quanh chân răng.
Chính vì vậy nếu răng không thể tự đẩy lên bố mẹ có thể cho trẻ qua nha sĩ để bác sĩ có thể giúp trẻ nhổ răng sữa một cách an toàn và đúng thời điểm.
Đưa trẻ đến gặp nha sĩ khi cần thiết
6. Chăm sóc sau nhổ răng sứ cho bé như thế nào?
Sau nhổ răng cha mẹ cũng cần lưu ý giúp trẻ vệ sinh răng miệng đúng cách và nhẹ nhàng. Sử dụng bàn chải lông mềm tránh chải trực tiếp vào vùng nhổ răng vì có thể gây đau hay chảy máu. Có thể cho trẻ sử dụng chỉ tơ nha khoa, nước muối ấm pha loãng giúp làm sạch kỹ hơn và loại bỏ vi khuẩn.
Đồ ăn cũng là yếu tố cần lưu ý, cha mẹ nên cho trẻ ăn những đồ ăn mềm dễ nhai tránh đồ dai cứng, quá nóng, quá cay...để quá trình lành thương diễn ra thuận lợi hơn.
Giai đoạn thay răng của trẻ là giai đoạn quan trọng quyết định hàm răng mới, cha mẹ cần có sự quan tâm cần thiết vì răng của chúng ta chỉ thay duy nhất một lần và cần sử dụng lâu dài. Khi răng có vấn đề như mọc lẫy hay sâu bố mẹ cần đưa trẻ đến nha sĩ để có thể xử lý kịp thời. Hiện nay nha khoa rất phát triển nếu được phát hiện và điều trị kịp thời thì các vấn đề ở hàm răng của trẻ đều có thể được khắc phục.