• Liên kết mạng xã hội với Nha khoa Thùy Anh để cập nhật tin tức nhanh nhất.
Nha khoa Thùy Anh Nha khoa thẩm mỹ 0975.814.662

Những thói quen xấu dẫn đến sự sai lệch về hàm răng của trẻ, bố mẹ cần đặc biệt lưu tâm - Nha Khoa Thùy Anh Thái Nguyên

Những thói quen xấu dẫn tới sự sai lệch về hàm răng của trẻ bố mẹ cần đặc biệt lưu tâm - Nha Khoa Thuỳ Anh Thái Nguyên

Những thói quen xấu về răng miệng thường là nguyên nhân gây nên sự sai lệch khớp cắn hay làm thay đổi vị trí của răng - xương. Nó được hình thành do sự bắt chước hoặc có thể nó mang lại sự thoải mái cho trẻ. Các bậc phụ huynh thường bỏ qua và không để tâm tới những thói quen này ở trẻ nhỏ mà không biết rằng nó có thể dẫn đến những hậu quả biến dạng về xương, có thể là nghiêm trọng hoặc nhẹ nhàng, lâu dần có thể không hồi phục được. 

Nếu như thói quen được hình thành từ khi còn nhỏ sẽ gây nhiều nguy hiểm bởi xương hàm của trẻ lúc này đang được tạo hình và phát triển, gây ra ảnh hưởng xấu tới sự phát triển của đầu mặt, làm mất cân bằng áp lực tác động lên phần xương ổ răng chưa trưởng thành. 

Vì vậy, việc phát hiện những thói quen xấu về răng miệng ở trẻ nhỏ trong độ tuổi từ 3-6 tuổi là cực kỳ quan trọng và cần phải loại bỏ trước khi trẻ mọc răng vĩnh viễn.

Hãy cùng Nha Khoa Thuỳ Anh Thái Nguyên tìm hiểu về những thói quen xấu của trẻ làm ảnh hưởng tới răng miệng và cách để loại bỏ chúng nhé!

Các thói quen xấu ảnh hưởng tới hàm răng của trẻ nhỏ 

a. Mút ngón tay

Đây là một phản xạ tự nhiên khi bé phát triển, được hình thành từ thời kỳ bào thai, duy trì sau khi sinh và là phản xạ mang tính sinh tồn của trẻ. Phần lớn trẻ sẽ bỏ mút tay khi được 1-2 tuổi, tuy nhiên khoảng 15% trẻ sẽ tiếp tục mút tay cho tới khi 4 tuổi. Nhưng khi đã lớn, trẻ vẫn duy trì thói quen này thì có thể dẫn đến sự thay đổi cung răng, khớp cắn, cấu trúc quanh răng… Ngoài ra trong một số nghiên cứu còn cho thấy, thói quen này sẽ gây bất lợi cho sức khoẻ và sự phát triển của trẻ trong tương lai. 

Những triệu chứng trên các case lâm sàng:

Tác động xấu tới hàm trên:

- Răng di chuyển: răng trên có thể mọc nghiêng về phía môi làm thưa các răng, răng dưới nghiêng về phía lưỡi làm tăng độ cắn chìa, cắn hở do cản trở quá trình mọc của các răng cửa ở vị trí đặt ngón tay, thậm chí làm lún các răng cửa trong khi các răng hàm mọc bình thường. 

- Xương hàm trên hẹp do sự mất cân bằng cơ. 

- Lưỡi bị đẩy xuống dưới không chạm vào vòm miệng, không tạo được sự cân bằng với trương lực cơ môi má, cơ má bị ép lại làm các răng hàm trên bị đẩy về phía lưỡi gây ra hiện tượng cắn chéo các răng sau ở cả 2 bên.

- Các răng cửa trên dễ bị gãy khi gặp chấn thương do độ cắn chìa lớn.

- Cắn hở làm lưỡi đẩy ra phía trước gây khó phát âm.

b. Thở miệng

Thói quen này thường gặp ở những trẻ có vấn đề về đường hô hấp gây khó thở như viêm mũi dị ứng, sưng amidan, viêm xoang, lệch vách ngăn mũi, ngắn môi trên… Đây là thói quen ít được bố mẹ để ý tới nhưng lại có những ảnh hưởng cực kỳ xấu tới chức năng cơ - thần kinh, cấu trúc khuôn mặt, rối loạn hệ thống cơ. 

Những dấu hiệu cho thấy trẻ đang có thói quen thở miệng:

- Hai môi cách xa nhau, miệng ở tư thế mở.

- Mũi hếch, tầng mặt dưới ngắn và hẹp.

- Cắn hở phía trước: vùng răng cửa hàm trên và hàm dưới không chạm nhau.

Tác hại của thở miệng tới hàm răng:

- Xương hàm trên bị thu hẹp lại một hoặc hai bên, cắn chéo ở vùng răng hàm khi nhai. 

- Để không khí dễ lưu thông, lưỡi sẽ bị hạ thấp để hít được nhiều không khí hơn, gây ra các khó khăn khi nuốt thức ăn.

- Viêm lợi vùng răng cửa hàm trên do mô lợi liên tục tiếp xúc với không khí khô.

Không chỉ ảnh hưởng tới thẩm mỹ khuôn mặt, sức khoẻ răng miệng mà thói quen này còn không tốt cho phổi vì không có thời gian hấp thụ oxy, dẫn đến ngực và cột sống bị biến dạng. 

c. Thói quen đẩy lưỡi

Đẩy lưỡi là thói quen đặt lưỡi ở vị trí sai trong quá trình nuốt, có thể là giữa các răng giữa hàm trên và hàm dưới hoặc một bên. Trẻ sơ sinh sẽ nuốt bằng cách đẩy lưỡi về phía trước trong vòng 1 năm rưỡi - 2 năm đầu, cách nuốt theo kiểu sơ sinh này sẽ được thay đổi bằng cách nuốt của người trưởng thành khi các răng sữa đã mọc hết, cơ chế nuốt đã hoàn thiện. Nếu như trẻ vẫn tiếp tục nuốt theo kiểu cũ tới năm thứ 4 thì đây là một tình trạng rối loạn chức năng vùng mặt - miệng gây ra cắn hở và hô các răng phía trước. Những trẻ có tật đẩy lưỡi thường đi kèm với thói quen thở miệng hoặc mút ngón tay. Có thể quan sát khi trẻ ở trạng thái nghỉ như đọc sách, xem tivi thì trẻ vẫn mở miệng, lưỡi đẩy ra ngoài.

Tư thế đúng của lưỡi là phải đặt vào vị trí vùng nướu ở mặt sau các răng trước hàm trên. Người ta ước tính cứ mỗi 24h, người bình thường sẽ nuốt 1200-2000 lần, mỗi lần nuốt sẽ tạo nên một áp lực là 4 pounds. Áp lực của lưỡi sẽ tạo nên sự mất cân bằng giữa răng và cung hàm, gây ra nhiều hậu quả: 

- Các răng hàm phía trước ngả môi. 

- Xuất hiện khe hở giữa các răng.

- Hẹp cung hàm.

- Răng cửa hàm dưới ngả lưỡi.

- Tăng độ cắn chìa.

- Cắn hở vùng răng cửa trước, thậm chí có thể cắn hở vùng răng hàm nếu có đẩy lưỡi phía bên.

- Phát âm bị cản trở, một số âm bị sai.

d. Những thói quen xấu ở môi

Các thói quen xấu ở môi bao gồm: mút môi, cắn môi, liếm môi. Những thói quen này thường gặp ở mọi lứa tuổi nhưng hay gặp nhất là trẻ dưới 5 tuổi. Phần lớn các thói quen môi không gây ra những vấn đề nghiêm trọng về răng miệng, nhưng thói quen mút môi và cắn môi có thể gây nên sai lệch vĩnh viễn ở khớp cắn nếu duy trì thói quen này với mức độ trung bình nhưng liên tục và kéo dài. 

Tác hại do những thói quen xấu ở môi:

- Răng cửa trên chìa ra trước về phía môi, thưa các răng cửa, tăng nguy cơ gây chấn thương 

- Răng cửa hàm dưới đổ vào phía lưỡi và chen chúc răng 

- Sai khớp cắn loại II, tăng độ cắn chìa

- Cắn hở vùng răng cửa do môi đặt vị trí giữa răng cửa trên và dưới làm cản trở khớp cắn 

- Cung hàm trên bị hẹp

- Với trường hợp trẻ có thói quen mút môi hoặc cắn môi trên thường kết hợp đẩy hàm dưới ra trước gây khớp cắn ngược

e. Tật nghiến răng

Tật nghiến răng thường xảy ra ở cả trẻ nhỏ và người lớn vào ban đêm khi ngủ, tuy nhiên cũng có thể xảy ra ngay cả khi trẻ còn thức. Có nhiều nguyên nhân gây ra thói quen này, trong đó “stress” là nguyên nhân lớn.

Lực nghiến răng thường rất mạnh do trong lúc ngủ là vô thức, nếu bệnh nhân nghiến răng trong một thời gian dài, các mặt răng sẽ bị mòn dẫn đến ê buốt khi ăn thức ăn lạnh, quá chua, quá ngọt, thậm chí còn ảnh hưởng tới khớp thái dương hàm, gây đau đầu, mỏi cổ, đau vai gáy.

f. Hội chứng sâu răng do bú bình

Đây là tình trạng sâu răng sớm ở nhiều răng thường xảy ra ở trẻ từ 2-4 tuổi, đặc trưng là sâu răng tiến triển và lan nhanh, có liên quan đến thói quen bú bình với các sản phẩm có đường liên tục và kéo dài. 

Nguyên nhân: Do cha mẹ vệ sinh răng miệng cho trẻ kém, trẻ thường không vệ sinh răng miệng trước khi ngủ hoặc sau khi ăn, nhiều trẻ liên tục ngậm bình sữa trong miệng trong suốt thời gian trước và trong khi đi ngủ. Việc vệ sinh răng miệng kém gây lắng đọng mảng bám, vi khuẩn lên men sinh acid phá huỷ men răng của trẻ. 

Biểu hiện: Vị trí sâu răng thường bắt đầu ở các răng cửa và răng nanh sữa hàm trên, ở mặt tiền đình và mặt bên, vùng cổ răng ít gặp hơn. Đối với các răng hàm sữa thì thường bị ở mặt nhai trước. Nếu không điều trị kịp thời thì tổn thương sẽ lan rộng theo bề mặt và chiều sâu, thân răng có thể bị phá huỷ hoàn toàn gây mất chức năng ăn nhai và thẩm mỹ của trẻ. 

Phương pháp điều trị các thói quen xấu ở miệng

- Loại bỏ nguyên nhân: Điều trị sẽ cần phải dựa trên nguyên nhân, cần tìm hiểu các yếu tố nguyên nhân tại chỗ, tâm lý gây nên những thói quen xấu của trẻ. Sau đó cần phải xem mức độ hợp tác của trẻ để có biện pháp điều trị thích hợp. Sẽ cần điều trị tâm lý trước khi điều trị về thói quen. 

- Điều trị nhắc nhở: Được áp dụng cho những trẻ mong muốn từ bỏ thói quen nhưng cần thêm hỗ trợ. Ví dụ như trẻ có mong muốn từ bỏ thói quen mút ngón tay, tuy nhiên đôi khi trẻ quên điều đó thì chúng ta cần dụng biện pháp hỗ trợ như sử dụng tấm bọc ngón tay để nhắc nhở trẻ.

- Phương pháp cưỡng chế: Khi tất cả những phương pháp trên đều không đem lại hiệu quả, trẻ vẫn duy trì thói quen cũ thì cần có một phương pháp mạnh hơn để buộc trẻ phải từ bỏ thói quen đó. 

+ Sử dụng khí cụ chặn lưỡi: giúp ngăn cản trẻ đẩy lưỡi và mút ngón tay. Trường hợp trẻ có mút môi thì có thể sử dụng tấm chặn môi. 

+ Sử dụng Oral Screen hoặc hàm Trainner để ngăn cản trẻ thở miệng. Tuy nhiên với những trẻ có tật thở miệng, nguyên nhân thường liên quan đến bít tắc đường thở mà điển hình là phì đại amidan, do đó cần đưa trẻ thăm khám, có các biện pháp khai thông đường thở triệt để ví dụ như cắt bỏ amidan phì đại. 

Hi vọng với những thông tin hữu ích mà Nha Khoa Thuỳ Anh Thái Nguyên cung cấp ở bài viết trên, các bậc phụ huynh có thể chú ý để phát hiện ra những triệu chứng của trẻ và nhanh chóng đưa trẻ đến các cơ sở nha khoa uy tín để được thăm khám và tư vấn về kế hoạch điều trị kịp thời, tránh kéo dài gây nên những sai lệch khó phục hồi đối với sức khoẻ răng miệng cũng như toàn thân của trẻ. 



 

Phản hồi của khách hàng

Đây chính là "sản phẩm mơ ước" mà tôi mong muốn từ lâu, nay mới có cơ hội để trở thành hiện thực. Về căn bản tôi rất hài lòng với niềm mơ ước đã đạt được. Cảm ơn BS Tùng, cảm ơn các cộng sự của BS, cảm ơn Nha Khoa Thùy Anh đã mang lại cho tôi niềm vui và nụ cười mơ ước này
Chỉnh nha hàm trên 1 năm ở Răng Thùy Anh, tôi thấy chất lượng dịch vụ rất tốt, máy mọc hiện đại. Các anh chị làm rất nhiệt tình, chu đáo mang lại cho tôi hàm răng đẹp, nhai không đau buốt. Giờ tôi rất tự tin khi giao tiếp và nói chuyện với mội người.
Sau nhiều năm mất răng, tôi đã phục hồi lại về độ thẩm mỹ. Tự tin hơn trong giao tiếp, tôi rất hài lòng thái độ phục vụ Nha Khoa Thùy Anh. cảm ơn các bác sỹ và đội ngũ nhân viên tận tụy, nhiệt tình.

Dịch vụ của nha khoa Thùy Anh