Tật đẩy lưỡi gây hại như thế nào – Nha khoa Thùy Anh Thái Nguyên
Tật đẩy lưỡi có thể hiểu đơn giản là việc lưỡi được đặt sai tư thế ở trạng thái nghỉ và nuốt. Khi nghỉ và nuốt lưỡi không để trên vòm họng mà để giữa răng cửa hàm trên và hàm dưới, đẩy vào gót răng cửa trên thì có thể gây ra lực tác động xấu đến răng. Tật đẩy lưỡi có thể tác động gây hại đến chức năng và thẩm mỹ của răng. Tật đẩy lưỡi thường gặp nhiều ở trẻ nhỏ với tỉ lệ 60 – 90%. Vậy tật đẩy lưỡi gây hại như thế nào chúng ta cùng tìm hiểu.
1. Nguyên nhân của tật đẩy lưỡi
Nguyên nhân gây nên tật đẩy lưỡi có thể phân biệt thành hai nhóm nguyên nhân: đẩy lưỡi tiên phát và đẩy lưỡi thứ phát.
Đẩy lưỡi tiên phát: có nguyên nhân do rối loạn thần kinh cơ, trẻ không thay đổi thói quen nuốt lúc sơ sinh. Khi yêu cầu bệnh nhân đưa đầu lưỡi chạm lên vòm miệng thì bệnh nhân không thể hoặc rất khó có thể thực hiện được.
Đẩy lưỡi thứ phát:
Nhóm nguyên nhân thứ hai là đẩy lưỡi thứ phát có liên quan đến các lệch lạc răng hàm và bệnh lý vùng miệng, tai mũi họng như: hậu quả của mút ngón tay, mút núm vú giả, bú bình; dị ứng, viêm nhiễm làm tắc nghẽn đường mũi, gây ra thở miệng do đó lưỡi bị đặt ở tư thế thấp trong miệng; viêm VA, amidan sưng to, viêm họng gây nuốt khó; lưỡi to bất thường; yếu tố di truyền, ví dụ hàm dưới quá dốc; phanh lưỡi ngắn (lưỡi dính). Trên thực tế lâm sàng, nhiều trường hợp rất khó có thể phân biệt đẩy lưỡi tiên phát và thứ phát.
2. Đẩy lưỡi gây ra những hậu quả gì?
Đẩy lưỡi thường gây ra tình trạng khớp cắn hở, răng lệch lạc, thưa hoặc vẩu cả hai hàm nếu đẩy lưỡi phía trước ảnh hưởng nhiều đến thẩm mỹ và chức năng ăn nhai của hàm răng. Mức độ ảnh hưởng phụ thuộc vào thời gian và tần suất đẩy lưỡi.
Khớp cắn hở do đẩy lưỡi
Đẩy lưỡi có nhiều hình thái có thể gây ra các sai lệch răng hoặc hàm khác nhau cần sự điều trị nắn chỉnh như:
- Cắn hở trước: đây là kiểu điển hình và thương gặp nhất. Ở tư thế nghỉ (khi đang xem tivi, đọc sách…) môi không khép chặt, miệng mở, lưỡi đẩy ra phía trước. Do lưỡi lúc này đặt vào giữa răng cửa trên và dưới, cản trở sự mọc lên bình thường của các răng này. Thường gặp khó khăn khi phát âm các âm /s/ và /z/. Có thể thấy thở miệng, mút ngón tay kết hợp. Theo nghiên cứu kiểu đẩy lưỡi này cũng thường gặp ở những trẻ có lưỡi to bất thường.
- Đẩy lưỡi phía trước: Răng cửa trên nhô ra trước cực độ, răng cửa dưới ngả trong.
- Đẩy lưỡi một bên: Khớp cắn hở một bên.
- Đẩy lưỡi hai bên: Khớp cắn phía trước đóng trong khi các răng phía sau từ răng tiền hàm thứ nhất đến răng hàm cuối cùng cắn hở cả hai bên. Đây là kiểu đẩy lưỡi khó khắc phục và những hậu quả của nó là khó điều trị nhất.
- Đẩy lưỡi cắn khít: Các răng phía trước trên và dưới nghiêng ra phía trước và thưa nhau.
3. Cách khắc phục đẩy lưỡi
Niềng răng – chỉnh nha
Giải pháp hiệu quả để khắc phục và cải thiện những hậu quả của đẩy lưỡi là niềng răng.
Giải pháp này giúp hàm răng của bạn trở nên bình thường như ban đầu, điều chỉnh các khớp cắn về đúng vị trí bằng các khí cụ chỉnh nha chuyên dụng.
Phẫu thuật cắt hàm, trượt hàm sẽ nhanh chóng thay đổi được tình trạng hàm nhưng lại là phương pháp có xâm lấn. Niềng răng không đụng đến dao kéo và có thể sắp đều các răng lệch lạc,hô, khớp cắn hở…Tuy trường hợp thời gian mất từ 1,5 đến 2 năm nhưng lại mang lại hiệu quả an toàn tuyệt đối.
Niềng răng điều trị khớp cắn hở
Luyện tập
Các bài tập thay đổi thói quen đẩy lưỡi sẽ là một bài tập rèn luyện lại các cơ kết hợp với phản xạ nuốt bằng cách thay đổi kiểu nuốt. Được tiến hành nhờ các bác sĩ trị liệu hoặc bác sĩ chỉnh nha. Đây là phương pháp mang lại tỷ lệ thành công cao nhất. Tuy nhiên để luyện tập có hiệu quả cao cần có các khí cụ hỗ trợ mang trong miệng để trẻ tập luyện với sự chỉ dẫn của bác sĩ. Do đó trong điều trị thường phối hợp cả hai phương pháp niềng răng và luyện tập.
Trong các trường hợp đẩy lưỡi đã gây ra các lệch lạc răng - hàm, tùy mức độ lệch lạc răng - hàm và nguyên nhân đẩy lưỡi mà có thể sử dụng các khí cụ chỉnh nha kèm theo. Nếu không phát hiện ra thói quen đẩy lưỡi và có kế hoạch tập luyện mà chỉ nắn chỉnh răng – ham thì khi tháo niềng răng rất dễ bị tái phát trở lại.
Trẻ em là đối tượng gặp phải tật đẩy lưỡi lớn nhất nên bố mẹ cần quan tâm đến trẻ nhiều hơn. Khi phát hiện trẻ có các thói quen xấu như đẩy lưỡi, mút môi, mút ngón tay thì cần thực hiện các biện phát tâm lý cho trẻ để loại bỏ vì thói quen xấu duy trì sẽ để lại hậy quả năng nề trên hàm răng bé.
NHA KHOA THÙY ANH – ĐẲNG CẤP HÀNG HIỆU
Hotline: 0869.800.318
Fanpage: fb.com/thuyanhclinic
Website:
- nhakhoathuyanh.com.
- rangthuyanh.com.
Link youtube: http://bit.ly/nhakhoavietnam.
- Thời gian làm việc: 8h00 am - 19h00 pm
- Địa chỉ:
CƠ SỞ HÀ NỘI:
- TP Hà Nội: số 181 - Yên Lãng - Đống Đa - HN.
CƠ SỞ THÁI NGUYÊN:
- TP Thái Nguyên: 184 đường Thống Nhất (khu Bắc Nam), phường Đồng Quang, Tp Thái Nguyên.
- Phổ Yên: 488 đường Phạm Văn Đồng, phường Ba Hàng.
- TP Sông Công: 149 đường CMT8, phường Thắng Lợi - Tp Sông Công.