Hậu quả khôn lường của việc mất răng mà không phải ai cũng biết
Theo nghiên cứu của Viện răng hàm mặt trung ương Việt Nam là một trong những nước có tỉ lệ người mắc các bệnh lý về răng cao nhất thế giới lên đến 90%. Trong đó tỉ lệ mất răng ở độ tổi 40 – 50 là rất cao. Mất răng để lại những hậu quả khôn lường nhưng không phải ai cũng ý thức được điều đó. Qua bài viết này chúng tôi muốn gửi đến các bạn những hậu quả khôn lường của việc mất răng cũng như những nguyên nhân gây mất răng.
1. 1. Nguyên nhân mất răng thường gặp
Mất răng có thể do nhiều nguyên nhân từ tuổi tác đến bệnh lý, một số nguyên nhân có thể kể đến như sau:
- Tai nạn, chấn thương
Quá trình tai nạn vạ chạm không mong muốn tác động đến vùng mặt có thể làm mất răng. Tình huống này có thể gặp với bất cứ ai trong như khi chơi thể thao, tham gia giao thông, lao động…
- Bệnh lý về răng miệng:
Những bệnh lý răng miệng như sâu răng, viêm nướu , viêm chân răng đặc biệt là viêm nha chu là một trong những nguyên nhân khá phổ biến dẫn đến mất răng. Việc vệ sinh răng miệng không đúng và đủ như không dùng chỉ tơ, chải răng trước khi đi ngủ, sau khi ăn có thể khiến vi khuẩn tấn công làm sâu răng,vỡ dần thân răng và mất răng. Tích tụ vi khuẩn cũng có thể gây viêm lợi, viêm nha chu, bệnh lý không được điều trị kịp thời cũng là nguyên nhân dẫn đến lung lay và mất răng.
Viêm lợi, tụt lợi ngiêm trọng
- Yếu tố di truyền
Thiếu răng có thể do yếu tố di truyền, trường hợp này có thể bị thiếu một số răng ngay từ nhỏ ở một số vị trí răng thậm chí toàn hàm.
-
Do thay đổi hormone khi mang thai
Thời kì mang thai cơ thể người phụ nữ thay đổi nhiều cả về hormone, sức đề kháng của cơ thể giảm sút dẫn đến vi khuẩn dễ dàng xâm nhập làm tổn thương nướu, răng dẫn đến mất răng nếu không được quan tâm điều trị sớm.
- Tụt nướu
Do cao răng nhiều nướu có thể bị làm tụt dần, tiêu xương và mất liên kết khiến răng không còn chắc chắn và mất răng dần.
- Răng, nướu không được hoạt động thường xuyên
Răng đảm bảo chức năng ăn nhai vận động thường xuyên. Nếu thói quen ăn nhai vận động không được duy trì, ăn những thực phẩm quá mềm lỏng trong thời gian kéo dài khiến răng gần như không thực hiện chức năng nhai nghiền thì có thể khiến răng yêu đi.
- Giảm tiết nước bọt
Đối với người lớn tuổi việc tiết nước bọt giảm sút do bệnh lý và sử dụng những loại thuốc ảnh hưởng đến việc tiết nước bọt. Dòng chảy nước bọt bị ảnh hưởng tạo điều kiện cho mảng bám hình thành gây các bệnh lý răng miệng và mất răng.
2. Hậu quả khôn lường của việc mất răng
Có thể nói mất răng là một nỗi ám ảnh của bất cứ ai mất răng. Nó ảnh hưởng trực tiếp không chỉ tới sức khỏe mà còn tới cả tinh thần của người mất răng. Một số trở ngại lớn có thể gặp phải khi mất răng đặc biệt với trường hợp mất răng lâu ngày.
+ Ăn nhai khó:
Chức năng ăn nhai của răng dựa trên cơ chế nghiền thức ăn giữa 2 hàm. Khi bị mất khuyết 1 hoặc nhiều răng thì khả năng nhai nghiền thức ăn bị ảnh hưởng lớn, thức ăn không được đễ dàng làm nhỏ như khi còn đủ răng.
Ảnh hưởng đến sở thích và thú vui ăn uống. Nhiều người có thói quen ăn nhai những đồ ăn cần nhai gặm như chân gà, sườn… Mất răng khiến họ buộc phải chuyển qua ăn những đồ ăn mềm, lỏng từ đó cũng này sinh tâm lý chán ăn, không cảm thấy ngon miệng. Lúc này họ trở nên ăn ít và tinh thần sức khỏe cũng bị giảm sút.
+ Tiêu xương hàm
Tiêu xương hàm sẽ diễn ra khoảng 25% sau năm đầu tiên mất răng và tăng dần lên 40% - 60% ở những năm thứ 3 thứ 4.
Quá trình ăn nhai tác động lực kích thích lên răng duy trì mật độ xương. Khi mất răng lực tác động không còn khiến xương hàm tiêu dần. Khi mất răng quá lâu tiêu xương tiến triển diễn ra mạnh mẽ khiến việc phục hình răng khó khăn, bác sĩ sẽ cần ghép xương khi phục hình và lúc này chi phí điều trị sẽ leo thang.
Rất nhiều người không để ý đến những hậu quả khôn lường của việc mất răng nên không có ý định phục hình sớm để lại tổn thương ngày càng nghiêm trọng cho bộ máy nhai.
Quá trình tiêu xương sau mất răng
+ Ảnh hưởng tới các răng còn lại
Sau khi mất răng với lực ăn nhai thì các răng bên cạnh có xu hướng nghiêng đổ về phía khoảng trống. Dần dần khoảng trống của răng mất sẽ bị thu hẹp lại, các răng bên cạnh cũng phải chịu lực nhiều hơn khi ăn nhai.
Với răng ở hàm đối diện sẽ có xu hướng mọc trồi dài xuống khi không có điểm nâng đỡ.
Khi các răng bị xáo trộn trên cung hàm khớp cắn sai lệch, gây cản trở hoạt động ăn nhai. Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây các bệnh lý về khớp thái dương hàm, nghiến răng, đau mỏi hàm…
Đặc biệt trường hợp mất nhiều răng hàm, điểm ăn nhai tập trung vào vùng răng cửa gây áp lực nặng nề lên vùng này khiến trục răng có thể bị đổ ra ngoài hay vào trong. Điều này ảnh hưởng đến cả chức ăng ăn nhai và thẩm mỹ.
Các răng xô lệch về phía răng mất
+ Ảnh hưởng đến phát âm.
Sẽ không khó để các bạn thấy những người mất răng nhiều hoặc toàn hàm phát âm thường bị ngọng, ra hơi gió, phát âm không chính xác.
+ Ảnh hưởng đến bộ máy tiêu hóa.
Khi răng mất khả năng ăn nhai giảm sút nhiều, thức ăn không còn nhai nghiền kĩ trước khi được chuyển xuống dạ dày. Lúc này dạ dày sẽ cần làm việc thay cả phần của hàm răng nên dẫn đến quá tải gây các bệnh về tiêu hóa mà điển hình là đau dạ dày.
+ Lão hóa sớm
Xương hàm có tác dụng nâng đỡ cho toàn bộ cấu trúc khuôn mặt. Khi mất răng lâu ngày, xương hàm bị tiêu hai má sẽ hóp vào, da mặt chảy xệ, vùng da xung quanh miệng xuất hiện nếp nhăn làm cho khuôn mặt trông già đi rất nhiều so với tuổi thật.
+ Gây mất thẩm mỹ.
Đối với vùng răng hàm bị mất không ảnh hưởng nhiều đến thẩm mỹ, nhưng nếu mất răng cửa thì thẩm mỹ sẽ ảnh hưởng rất nhiều. Chỉ cần 1 răng cửa bị mất bạn sẽ thấy nụ cười của mình gượng gạo và tự ti. Với những người mất răng thì việc giao tiếp thường bị hạn chế, đặc biệt là rất ít khi cười tự nhiên.
Hậu quả của mất răng đến thẩm mỹ
Với nhưng hậu quả khôn lường của việc mất răng giải pháp cấy chân răng nhân tạo tại Nha Khoa Thùy Anh có thể giúp khách hàng phục hồi lại khả năng ăn nhai, đảm bảo thẩm mỹ và ngăn chặn những nguy cơ do mất răng để lại.