Cấy ghép implant không đau, không phải rạch lợi ngay tại Thái Nguyên.
Bản quyền bài viết thuộc về Nha Khoa Thùy Anh Thái Nguyên.
Cấy implant là phương pháp trồng răng tốt nhất hiện nay. Implant gồm có 3 phần, phần thứ nhất là chân răng, được cấy thẳng vào xương hàm thay thế chân răng mất. Phần thứ 2 là trụ phục hình abutment đó là phần kết nối với chân răng và nhô lên khỏi lợi để răng sứ bọc lên đó. Phần thứ 3 là răng sứ, sẽ là 1 chụp sứ hoặc hàm giả gắn lên abutment.
Lịch sử implant hiện đại bắt đầu từ năm 1967 khi branemark tìm thấy hiện tượng tích hợp xương khi ông cấy trụ titan vào xương đùi của thỏ. Đến nay implant đã đạt được những bước tiến dài với tỷ lệ thành công lên đến hơn 95%.
Tất cả các vật liệu làm implant đều phải nhập khẩu từ nước ngoài. Ngày trước, do chênh lệch về thu nhập của nước mình với thế giới còn quá lớn, nên chi phí implant thực sự là gánh nặng, chi phí cản trở người dân tìm đến implant và buộc phải lựa chọn những phương án điều trị khác như hàm giả tháo lắp, cầu răng sứ.
Hiện nay thì thu nhập của chúng ta đã tốt hơn lên, tuy vẫn còn khoảng cách lớn với những nước phát triển nhưng việc chi trả để thực hiện điều trị cấy implant đã phổ biến hơn nhiều.
Sau khi vượt qua được vấn đề chi phí, các bạn sẽ lại có 1 vấn đề nữa đó là nỗi sợ về đau. Ai cũng tưởng tượng cấy 1 cái vít titan như vậy vào xương hàm thì sẽ đau lắm, giống như bắn vít vào tường vậy. Bài nói chuyện của chúng tôi hôm nay sẽ cung cấp cho các bạn 1 giải pháp hoàn hảo, các bạn sẽ cấy implant cực kỳ nhẹ nhàng, thậm chí không cần uống 1 viên thuốc giảm đau nào. Các bạn cũng không phải cắt và bóc tách lợi, không cần khâu lợi. Việc lành thương nguyên phát sẽ diễn ra nhanh chóng.
Tại Nha khoa Thùy Anh chúng tôi thực hiện kỹ thuật cấy implant không lật vạt flapless trên rất nhiều bệnh nhân, và tất cả đều bất ngờ về sự nhẹ nhàng của nó.
Trong bài viết này chúng tôi sẽ chia sẻ về Kỹ thuật flapless, trồng implant sang chấn tối thiểu, không phải rạch lợi.
Quy trình trồng implant thường quy sẽ là:
Bước 1: Đầu tiên, nha sĩ rạch lợi, bóc tách rộng để quan sát xương hàm phía dưới, sau đó khoan đặt implant vào xương hàm, rồi khâu đóng 2 mép lợi, chờ 3 - 4 tháng thì lắp răng sứ lên trên.
Mời các bạn theo dõi 1 trường hợp cấy implant theo kĩ thuật kinh điển:
Trong quy trình cổ điển này các bạn có thể thấy, chính bước rạch lợi rồi khâu đóng kín khiến bệnh nhân sưng đau nhiều sau đó. Vậy cho nên kỹ thuật cấy implant flapless ra đời.
Flapless thực tế không phải là kỹ thuật mới, nó đã ra đời khoảng hơn 1 thập kỷ trước, Flapless nghĩa là không cần rạch lợi, không cần bóc tách lợi khỏi xương hàm, mà nha sĩ sẽ cấy implant trực tiếp xuyên qua mô lợi. Mô lợi chỉ phải đục 1 lỗ rất nhỏ đúng bằng đường kính cuối cùng của cây implant thay vì rạch và bóc rộng ra như trước. Phẫu thuật flapless sẽ rút ngắn thời gian phẫu thuật đáng kể, giảm sang chấn mô, giảm sưng đau, từ đó tăng mức độ hài lòng của bệnh nhân rất nhiều.
Cấy implant theo công nghệ flaplees.
Phương pháp rạch bóc lợi theo kinh điển cũng khiến màng xương bị tách ra, từ đó dẫn đến hiện tượng tiêu xương không thể dự đoán được khi khâu lợi trở lại. Trong khi với kỹ thuật flapless, vì bạn không cần bóc tách lợi nên các mạch máu sẽ không bị tổn thương, màng xương không bị bóc tách nên thẩm mỹ cuối cùng sẽ rất tốt.
Với những ưu điểm của mình, Flapless sẽ giảm tỷ lệ những biến chứng trong phẫu thuật, hậu phẫu nhẹ nhàng hơn, càng ngày thì các nhà lâm sàng càng thích sử dụng kỹ thuật không mở vạt flapless không chỉ trong implant mà còn ở các phẫu thuật miệng khác.
Những ưu điểm của phương pháp flapless.
• Mô lợi sẽ nhanh lành hơn. Phương pháp không mở vạt sẽ không gây co kéo mô lợi, giảm tối đa chấn thương, vì vậy lành thương lợi rất nhanh chóng, vì không rạch lợi nên cũng không để lại sẹo, điều này đặc biệt có ý nghĩa với vùng răng cửa thẩm mỹ. Không sử dụng chỉ cũng làm bệnh nhân thoải mái hơn, không bị căng tức.
• Hạn chế tối đa ảnh ảnh hưởng đến nguồn cấp máu: Các bạn biết có 3 nguồn cấp máu cho xương ổ răng là từ dây chằng nha chu, dưới màng xương, mạch máu trong xương ổ răng, trường hợp mất răng chỉ còn mạch máu dưới màng xương và xương ổ. Trường hợp xương vỏ nhiều, hoặc xương cứng thiếu nuôi dưỡng, bị tăng sinh xơ thì khi đó nếu bóc vạt, đồng nghĩa mạch máu dưới màng xương bị gián đoạn, khi đó mạch máu trong xương có thể quá ít để cấp máu, dẫn đến tiêu xương nhiều sau khi đóng vạt, hoặc thậm chí không tích hợp.
• Giảm chảy máu khi phẫu thuật: Ưu điểm này đặc biệt có giá trị khi phẫu thuật trên những bệnh nhân lớn tuổi, hoặc bệnh nhân có một số bệnh lý toàn thân như tiểu đường, suy giảm miễn dịch, vấn đề về máu.
• Giảm thời gian rạch lợi, bóc lợi, khâu cố định lợi, nên giảm được đáng kể thời gian phẫu thuật, từ đó giảm tối đa sang chấn.
• Tỷ lệ thành công rất cao, đã được chứng minh là an toàn, có thể tiên lượng được: Trong một nghiên cứu tổng hợp từ 14 nghiên cứu khác của Brodala, với cỡ mẫu là 2040 implant trên 778 người, thấy rằng tỷ lệ tồn tại của implant khi dùng kỹ thật flapless là 98,6%. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng flapless có tỷ lệ sống của implant cao hơn là làm với phương pháp truyền thống.
Tuy có rất nhiều ưu điểm như vậy nhưng phương pháp flapless cũng có những nhược điểm riêng:
Nhược điểm đầu tiên đó là vì không rạch lợi ra nên không thể thực hiện được các điều trị bổ sung như ghép thêm xương hay mô mềm để tăng thể tích mô. Vì vậy, với những bệnh nhân cần ghép xương, ghép lợi sẽ không thể thực hiện được kỹ thuật này. Và đương nhiên, tỷ lệ những người cần làm thêm ghép mô bổ sung là không nhiều, đặc biệt với răng hàm.
Nhược điểm thứ 2: việc khoan 1 lỗ trên sống hàm đồng nghĩa phần lợi sừng hóa sẽ bị mất, trong khi đó với phương pháp rạch lợi, bác sỹ có thể tiến hành các đường rạch bảo tồn phần lợi dính này. Tuy nhiên vai trò của lợi dính đến tuổi thọ của implant vẫn chưa rõ ràng. Có tác giả thì cho rằng nó quan trọng và nhiều tác giả khác thì thấy không có sự khác biệt giữa có và không có lợi sừng hóa. Đặc biệt là vùng răng hàm. Chúng ta cũng có thể thận trọng hơn bằng cách không thực hiện flapless cho những bệnh nhân không đủ lợi sừng hóa.
Tiếp nữa, việc không nhìn thấy cấu trúc xương bên dưới nên phẫu thuật viên khó kiểm soát đường đi mũi khoan sao cho implant đặt ở vị trí thuận lợi cho nâng đỡ xương xung quanh. Tuy nhiên, hiện nay nhược điểm này được khắc phục hoàn toàn bằng việc sử dụng phim chụp 3D conebeam CT. Với phim conebeam 3D, bác sĩ không cần mở lợi mà vẫn quan sát được xương bên dưới trong không gian 3 chiều. Cộng thêm sử dụng máng hướng dẫn phẫu thuật giúp định hướng cho mũi khoan để implant đặt ở vị trí thuận lợi nhất trong xương.
Cho nên phẫu thuật flapless có phim conebeam và máng hướng dẫn phẫu thuật sẽ an toàn, thậm chí còn an toàn hơn là mở lợi khoan xương mà không được hướng dẫn bằng máng phẫu thuật.
Vậy Phim conbeam CT là gì?
Khi chụp phim x-quang thường quy, ví dụ như hình ảnh chiếc phim này:
Chúng ta chỉ có thể nhìn thấy không gian 2 chiều. 2 chiều tức là các bạn tưởng tượng
Một tia phát, chiếu vào vật thể, và ở bên kia là tấm hứng tia và hiển thị hình ảnh
Với hình ảnh trên phim 2D như vậy, các hình ảnh có thể bị chồng nhau. Chúng ta cũng không thể xác định được kích thước cụ thể của các vật thể, cũng như vị trí của chúng trong không gian.
Đây chính là khuyết điểm lớn, vì khi cấy implant cần tránh các cấu trúc thần kinh mạch máu, cũng như cần quan sát chính xác kích thước 3 chiều của xương hàm để lựa chọn kích thước implant phù hợp cũng như hướng đặt implant sao cho thuận lợi nhất.
Trước đây, khi chưa có phim conebeam thì bác sỹ phải chụp phim 2 chiều sau đó rạch mở lợi ra để quan sát trực tiếp, nhưng hiện nay với phim 3 chiều thì có thể quan sát rất trực quan.
Phim x-quang 3 chiều CT Conebeam sử dụng chùm tia hình nón, cho hiển thị hình ảnh chiều dài, chiều rộng, chiều sâu xương hàm, cũng như vị trí chính xác của mạch máu thần kinh. Các bạn tưởng tượng phim 3D giống như bạn có 1 hộp sọ trong không gian và có thể bổ ra để nhìn ở bất cứ chiều thế nào.
Minh họa: https://www.facebook.com/Implant.ThaiNguyen/videos/2209226726056573/
Với phim CT Conebeam nha sĩ có thể lập kế hoạch điều trị chi tiết, chính xác, đặc biệt là kết hợp với công nghệ Scans mẫu hàm thực hiện máng hướng dẫn phẫu thuật. Máng này sẽ định vị trên miệng dựa trên việc đặt khít vào các răng thật bên cạnh khoảng mất răng. Giúp nha sĩ đặt implant chính xác theo kế hoạch.
Máng hướng dẫn phẫu thuật là gì:
Sau khi chụp phim Conebeam CT và scan mẫu hàm, nha sĩ sẽ dựa vào đó đặt implant giả định vào xương hàm ở vị trí tốt nhất theo 3 chiều không gian. Lúc này máng phẫu thuật sẽ được in và đục lỗ theo vị trí đặt implant giả định này.
Như vậy với sự kết hợp của phim conbeam CT và máng hướng dẫn đặt mũi khoan phẫu thuật. Nha sĩ sẽ không cần phải mở lợi. Từ đó các bạn sẽ có trải nghiệm cấy implant nhẹ nhàng với những đặc tính bất ngờ như:
+ Không phải rạch lợi.
+ Không phải khâu.
+ Không phải uống thuốc giảm đau.
+ Thời gian phẫu thuật nhanh chóng.
+ Không chảy máu.
+ Không sưng nề.
+ Thuận lợi cho việc làm răng tạm tức thì cho bệnh nhân khi cần.
Trải nghiệm cấy implant vô cùng kinh ngạc phải không các bạn.
Trong các chương trình livestream thực tế. Nha Khoa Thùy Anh đã ghi lại nhiều trường hợp cắm implant theo phương pháp flapless vô cùng thành công, với trải nghiệm nhẹ nhàng đáng kinh ngạc. Chúng tôi có dẫn link ở phần mô tả bên dưới.