VIÊM LỢI NGUY HIỂM NHƯ THẾ NÀO?
(Chữa viêm lợi tại Thái Nguyên)
Viêm lợi là bệnh khá phổ biến hiện nay (theo điều tra của Viện Răng Hàm Mặt Hà Nội có đến 65% dân số ở độ tuổi từ 35 đến 45 mắc các bệnh về nha chu), vì là bệnh phổ biến và không ảnh hưởng nhanh chóng và rõ ràng đến sức khỏe toàn thân nên nhiều người thường không quan tâm đúng mức đến viêm lợi. Tuy nhiên lợi là vùng ngoài cùng bảo vệ cho răng chắc khỏe.
Viêm lợi là gì?
- Lợi là phần ngoài cùng của vùng quanh răng, lợi tiếp xúc với thức ăn, các vi khuẩn, nấm, virus có trong miệng.
Lợi có cấu trúc mô và hoạt động tế bào để bảo vệ, chống lại các tác nhân tấn công, nhờ vậy vùng quanh răng khỏe manh. Tuy nhiên, khi có sự mất cân bằng giữa hệ thống đề kháng của lợi và tấn công của vi khuẩn thì xảy ra tình trạng viêm lợi.
- Viêm lợi thường xảy ra ở những vùng khó làm sạch như mặt bên răng hay vùng răng chen chúc sau đó lan ra xung quanh
- Lợi bình thường là lợi có màu hồng nhạt, không sưng đau, không chảy máu, hơi thở không có mùi hôi
- Khi bị viêm lợi có màu đỏ nhẹ hoặc đỏ rực, sưng nề và có thể chảy máu tự nhiên hay khi có tác động nhẹ như
chải răng, đặc biệt miệng bị hôi khi nói chuyện, có thể đau khi chải răng.
Nguyên nhân gây viêm lợi.
Nguyên nhân chính gây viêm lợi là do vi khuẩn ở trong mảng bám hoặc cao răng tồn tại lâu trong miệng. Mảng bám càng nhiều vi khuẩn mảng bám tồn tại càng lâu thì mức độ nghiêm trọng mà chúng có thể gây ra càng lớn.
Về cơ bản viêm lợi có thể chia thành 2 giai đoạn:
Giai đoạn 1: Biểu hiện của viêm lợi giai đoạn đầu là sưng, đỏ vùng lợi bị viêm, chảy máu khi có tác động lực, nhất là khi đanh răng hay ăn nhai. Trong giai đoạn này thì răng vẫn chắc do vẫn bám trong ổ chân răng vì chưa có tổn thương về xương.
Giai đoạn sau: Khi lợi bị viêm mà không chữa trị và bảo vệ đúng mức làm cho lớp lợi và xương hàm bị đẩy lùi về phía sau tạo thành lỗ hổng quanh răng.
Khoảng trống giữa chân răng và lợi là nơi tích tụ vi khuẩn do các mảnh vụn thức ăn bám lại và có thể gây nhiễm khuẩn.
Các biến chứng do viêm lợi gây ra.
Nếu viêm lợi kéo dài và không được quan tâm đúng mức thì cơ thể sẽ có cơ chế tự bảo vệ, hệ thống miễn dịch của cơ thể sẽ cố gắng để chống chọi lại các ổ vi khuẩn vì thế các độc tố chống vi khuẩn được sản xuất ra để chống vi khuẩn sẽ dần phá hủy hàm và các mô liên kết (mô có chức năng giữ cho răng vũng chắc trên cung hàm).
Nếu không được điều trị sớm, bệnh sẽ tiến triển thành viêm nha chu với biểu hiện cụ thể như các tổ chức nâng đỡ răng bị tổn thương và tiêu hủy, nướu bị tụt làm thân răng dài ra; tiêu xương ở ổ răng, hình thành túi nha chu, sưng đau, chảy mủ, răng bắt đầu lệch lạc, lung lay và cuối cùng là mất răng vĩnh viễn. Khi đó, việc điều trị sẽ trở nên rất phức tạp hơn, tốn kém thời gian hơn rất nhiều. Hậu quả của viêm nha chu có thể gây mất răng hàng loạt, nhiều cái liền kề, thậm chí phần nướu và xương hàm cũng bị tiêu đi, không có khả năng phục hồi.
Nha Khoa Thùy Anh Thái Nguyên