• Liên kết mạng xã hội với Nha khoa Thùy Anh để cập nhật tin tức nhanh nhất.
Nha khoa Thùy Anh Nha khoa thẩm mỹ 0975.814.662

Lỗ dò lợi là gì - có nguy hiểm không?

 Lỗ dò lợi là gì - có nguy hiểm không?


Lỗ dò niêm mạc lợi (hay còn gọi là lỗ dò lợi) không phải hiếm gặp. Rất nhiều người chưa quan tâm đến dấu hiệu bất thường này khi nó xuất hiện trong miệng. Khi bị tổn thương thì rất dễ bị nhiễm trùng và gây ra hậu quả nghiệm trọng nếu không chữa trị kịp thời.
Lỗ dò lợi thường được biết đến với cái tên dân gian như nhọt lợi, chảy mủ chân răng… Bạn thường thấy lỗ dò xuất hiện ở vùng lợi tương ứng với một răng trên cung hàm của bạn.
Khi đó bạn sẽ cảm thấy vướng vướng trong miệng, soi gương quan sát thấy một nhọt lợi như cái mụn bọc, ấn vào có thể chảy mủ, chân răng đau nhẹ, đặc biệt trẻ em hay gặp triệu chứng này.


1. Cách nhận biết lỗ dò và đặc điểm liên quan.


Lỗ dò lợi là một tổ chức nhiễm trùng có mủ tích tụ trong mô xung quanh răng. Có thể nói lỗ dò này chỉ là cái ngọn của vấn đề, nhiễm trùng luôn ẩn chứa bên trong. Nhìn bằng mắt thường có thể thấy vùng sưng đỏ thẫm, chứa mủ trắng. Mủ có thể xuất hiện bằng thăm dò, nắn ép nhẹ hay khi bác sĩ chích rạch mủ dẫn lưu.
Người bệnh ban đầu sẽ không đau, nghĩ không ảnh hưởng gì nhiều nên có thể tự mua thuốc điều trị đau răng về uống, đơn thuốc có thể giúp lỗ dò biến mất một vài tuần nhưng nguyên nhân chính chưa được xử lý triệt để thì lỗ dò sẽ không khỏi hoàn toàn, vài tuần sau lại xuất hiện trở lại, thâm trí sẽ sưng to hơn và âm thầm làm cho ổ nhiễm trùng càng ngày càng lan rộng ra thêm, gây đau nhiều về sau.
Đặc biệt vào đợt cấp tính người bệnh có thể đau dữ dội mỗi lần ăn nhai, kèm triệu chứng sốt cao, toàn thân mệt mỏi. Điểm chú ý là những răng liên quan thường lung lay ít hoặc trồi cao. Lúc này bác sĩ hay nhận được than phiền chính là tự nhiên một chiếc răng trồi lên và không thể cắn chạm vào những răng như trước, mà nguyên nhân thường do răng có lỗ sâu hoặc đã điều trị tuỷ. Điều này kiểm tra XQ có thể thấy hoặc không thấy dấu hiệu mất xương (nếu chụp phim vào giai đoạn sớm)

 

Đây là hình ảnh X quang của 2 case lâm sàng có và không có dấu hiệu tiêu xương vùng chóp. Hình ảnh tiêu xương là hình ảnh thấu quang màu đen.

 

 

2. Nguyên nhân và quá trình tiến triển lỗ dò lợi là như thế nào?


Lỗ dò lợi thường có nguyên nhân từ răng hoặc mô nha chu. Những nguyên nhân bắt nguồn từ răng thì chẩn đoán trong chuyên môn là áp xe quanh chóp răng. Còn nguyên nhân do mô nha chu là áp xe nha chu.

  • Áp xe quanh chóp răng được hình thành từ một răng bị sâu nhưng không điều trị kịp hoặc ở những răng có đường nứt, răng bị chấn thương hay ngay cả ở răng đã được điều trị tuỷ không đạt, lấy chưa hết tuỷ. Lúc này vi khuẩn cư trú tại ống tuỷ sẽ lan ra phá huỷ xương và tạo ra lỗ dò ở vùng lợi tương ứng.

  •  Áp xe nha chu thường xuất phát từ sự phá hủy mô nha chu do tác động vi khuẩn đặc hiệu. Chỉ một mảnh cao răng hay vụ thức ăn bị nhồi nhét trong túi lợi cũng có thể gây viêm, dẫn tới mất bám dính, hình thành túi nha chu. Dần dần phá huỷ xương và kết quả là xuất hiện lỗ dò lợi.


Lỗ dò gây ra các biến chứng rất nguy hiểm nếu không điều trị kịp thời: Viêm mô tế bào lan tỏa. Nghĩa là ổ nhiễm trùng này sẽ lan rộng sang các vị trí khác như vùng sàn miệng, má, vùng dưới cằm, dẫn đến tắc nghẽn đường hô hấp, ngạt thở và nguy cơ cao gây tử vong. Tình trạng nhiễm trùng xoang hàm, hay vi khuẩn từ một áp xe răng theo mạch máu đến tim, não cũng cần phải để phòng.
Vì vậy, lỗ dò lợi không phải là một triệu chứng nhẹ mà bạn có thể xem thường, khi đã phát hiện thì bạn cần đến phòng khám để thăm khám, phát hiện và điều trị kịp thời.

Đây là hình ảnh lỗ dò lan rộng sang vùng vòm miệng

 

 


3. Lỗ dò lợi có điều trị được không?


Đầu tiên bạn cần xác định dò lợi do đâu. Từ đó bác sĩ đưa ra phác đồ điều trị và lỗ dò lợi sẽ hoàn toàn biến mất.

Hình ảnh lỗ dò xuất hiện và biến mất sau khi tiến hành loại bỏ nguyên nhân bệnh lý tuỷ của răng 16.

 


Nếu một chiếc răng có bệnh lý tủy thì bác sĩ sẽ cố gắng bảo tồn răng bằng cách làm sạch tủy viêm, hàn kín ống tủy. Còn nếu do nha chu thì bác sĩ sẽ tiến hành lấy sạch cao răng, mảng bám, xử lý bề mặt gốc răng nhẵn bóng, cắt loại bỏ túi lợi thậm trí ghép xương bù khuyết nếu cần thiết. Trường hợp bác sĩ đã cố gắng bảo tồn răng cho bạn, nhưng vẫn không thể làm lỗ dò biến mất thì phương án cuối cùng là nhổ bỏ chiếc răng.
Bên cạnh điều trị loại bỏ nguyên nhân, điều trị viêm cấp cũng không thể thiếu. Bác sĩ cần rạch áp xe và tiến hành làm kháng sinh đồ. Kê một đơn thuốc gồm kháng sinh, kháng viêm, giảm đau và tư vấn khách hàng chú ý sức khỏe răng miệng cũng như toàn thân nhé. 

Phản hồi của khách hàng

Đây chính là "sản phẩm mơ ước" mà tôi mong muốn từ lâu, nay mới có cơ hội để trở thành hiện thực. Về căn bản tôi rất hài lòng với niềm mơ ước đã đạt được. Cảm ơn BS Tùng, cảm ơn các cộng sự của BS, cảm ơn Nha Khoa Thùy Anh đã mang lại cho tôi niềm vui và nụ cười mơ ước này
Chỉnh nha hàm trên 1 năm ở Răng Thùy Anh, tôi thấy chất lượng dịch vụ rất tốt, máy mọc hiện đại. Các anh chị làm rất nhiệt tình, chu đáo mang lại cho tôi hàm răng đẹp, nhai không đau buốt. Giờ tôi rất tự tin khi giao tiếp và nói chuyện với mội người.
Sau nhiều năm mất răng, tôi đã phục hồi lại về độ thẩm mỹ. Tự tin hơn trong giao tiếp, tôi rất hài lòng thái độ phục vụ Nha Khoa Thùy Anh. cảm ơn các bác sỹ và đội ngũ nhân viên tận tụy, nhiệt tình.

Dịch vụ của nha khoa Thùy Anh